SKKN Tăng cường khai thác ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Tin học ở trường TH&THCS Krông Pa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018

docx 17 trang anhmy 02/07/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tăng cường khai thác ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Tin học ở trường TH&THCS Krông Pa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_tang_cuong_khai_thac_ung_dung_cntt_trong_day_hoc_bo_mon.docx
  • pdfDUNG_chinh_thuc_BAN_THUYET_MINH_DE_TAI_SKKN_22-23_d2f82.pdf

Nội dung tài liệu: SKKN Tăng cường khai thác ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Tin học ở trường TH&THCS Krông Pa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018

  1. 3 - Bản thân tôi vừa với cương vị phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, vừa giảng dạy bộ môn Tin học bậc học THCS của trường TH&THCS krông Pa, tôi nghỉ rằng cần có phương án thiết thực hỗ trợ cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức bộ môn tại lớp, có nhiều thời gian tiếp cận máy tính để sử dụng máy tính thuần thục (vì về nhà học sinh không có máy thực hành). Mặt khác cần phải tạo ra bài giảng E- learning (bài giảng điện tử) để học sinh có thể xem lại các bài giảng trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch. Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ sau ngày 05/9/2022 5. Nội dung: 5.1. Mô tả giải pháp: Song song với việc tạo cơ hội cho học sinh có nhiều thời gian tiếp cận với máy tính để sử dụng thành thạo và nắm bắt kiến thức nhanh chóng bằng cách sử dụng phần mềm Netsupport Schoool là soạn bài giảng điện tử (E-learning) giúp học sinh có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào và trên các thiết bị hiện có hiện nay như điện thoại, máy tính để bàn, máy tính bảng,... bằng youtube. - Thời gian học sinh phải học theo hình thức dạy học linh hoạt (GV biên soạn tài liệu và giao cho học sinh ở nhà tự nghiên cứu và tự học) của trường TH&THCS Krông Pa. Sau khi học sinh trở lại trường để học trực tiếp giáo viên có thể cho học sinh xem lại các bài giảng điện tử để bổ sung và củng cố các kiến thức khi phải học linh hoạt. - Bài giảng điện tử được lồng ghép các trò chơi, các clip video, các hình ảnh minh họa gần gũi, phong phú, sống động, hấp dẫn lôi cuốn tạo được hứng thú giúp học sinh dễ hiểu và dễ dàng ghi nhớ. - Khai thác và ứng phần mềm Netsupport Schoool để tổ chức giảng dạy bộ môn Tin học, quản lý giờ học tại lớp mang lại hiệu quả rất cao trong việc giúp học sinh có nhiều thời gian tiếp cận với máy tính. - Xây dựng bài giảng E-learning và sử dụng phần mềm Netsupport Schoool đòi hỏi giáo viên phải chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) 5.1.1. Các phần mềm được khai thác và sử dụng: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm ứng dụng hay để giáo viên có thể khai thác để sử dụng vào công tác giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên có thể có nhiều sự lựa chọn các phần mềm để sử dụng, nhưng không phải phần mềm nào cũng đáp ứng được các đặc điểm sau: Khả năng sử dụng của giáo viên, free (miễn phí), không yêu cầu cao về cấu hình máy tính, sự tương thích giữa các phần mềm khi cài đặt trên cùng một máy tính, sản phẩm dễ dàng đóng gói theo chuẩn SCORM dung lượng thấp và khả năng phát được trên tất cả các thiết bị (điện thoại, ti vi, đầu video, máy tính,..)
  2. 4 a) Tổ chức giảng dạy trực tiếp trên máy tính bằng phần mềm Netsupport School Phần mềm Netsupport School là một phần mềm tương tác đa phương tiện được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc giảng dạy và thi cử. Phần mềm này có thế giúp giáo viên quản lý từ mô hình lớp học có đến 10.000 học sinh, có thể áp dụng ở các trường học phổ thông đến đại học. Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, hiện nay đã có bản Việt Hoá (trả phí) để áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Netsupport School hoàn toàn chạy độc lập trên nhiều máy tính có cấu hình khác nhau. b) Thiết kế bài giảng E-learning: Tôi khai thác, sử dụng và hướng dẫn cho giáo viên sử dụng các mềm sau: (một số phần mềm không trả phí nên không thể sử dụng hết tính năng của phần mềm) - Bộ office sẵn có trên máy tính - Phần mềm Violet - Phần mềm FreeVideoToJPGConverter - Phần mềm Gwave558 - Phần mềm Ispring Suite 5.1.2. Hướng dẫn thực hiên: (Xin phép Hội đồng xét SKKN cho phép tôi được trình bày tổng quát các bước cơ bản thực hiện vì không thể trình bày chi tiết được hết. Xin cảm ơn!) a) Cách sử dụng phần mềm Netsupport School  Bước 1: Giáo viên tạo lớp học (Hình 1) Hình 1. Giao diện tạo lớp học
  3. 5 * Bước 2: Giáo viên ghi tên bài giảng (Hình 2) Hình 2. Nhập tên giáo viên và tên bài giảng  Bước 3: Giáo viên sử dụng các công cụ có trên giao diện để thực hiện các hoạt động trên lớp. Các công cụ bao gồm: - Tạo nhật ký (journal). Chèn ghi chú cho nhật ký (Adding Notes). Chèn hình ảnh cho nhật ký (Images to the Journal). - Xem nhật ký (Viewing a Journal) - Phân phối tập tin (file transfer) chuyển tập tin đến và đi từ các học sinh; phân phối tập tin cho nhiều học sinh cùng một lúc (Hình 3a, 3b, 3c) Hình 3a. Gởi đề cương ôn tập cho học sinh lớp 6 Hình 3b. Chia sẽ màn hình giáo viên cho học sinh
  4. 6 Hình 3c. Gởi đề cương ôn tập cho học sinh lớp 7 - Minh họa nội dung mà giáo viên cần như: Phim minh họa, các đoạn video hướng dẫn để học sinh theo dõi... (Show Menu Show, Show Video, Show Application). Chức năng trình diễn là thao tác chính của NetSupport. Chức năng này sẽ tạm thời khóa mọi hoạt động của học sinh (bao gồm các ứng dụng chạy nền), các thiết bị (chuột, bàn phím). Toàn bộ màn hình sẽ chỉ hiển thị nội dung mà giáo viên thao tác trên màn hình máy chủ (máy giáo viên). Giáo viên có thể cho học sinh xem màn hình giáo viên đang thao tác, hoặc trình diễn một video bài học cho học sinh, hoặc từng học sinh, giáo diện cũng có thể khởi chạy một ứng dụng trên máy giáo viên để học sinh quan sát. Giả sử trong tiết học có học sinh nào giáo viên cần đưa màn hình học sinh đó cho các học sinh khác thì chương trình cũng hỗ trợ bằng cách nhấn vào phần Exhibit Student to Exhibit. - Chức năng gởi bài cho học sinh/ thu bài làm của học sinh (send/collect work) .(Hình 4) Hình 4. Gởi bài cho học sinh/thu bài làm của học sinh
  5. 7 Phần này là chức năng hỗ trợ giáo viên gửi bài giảng hoặc bài tập cho từng học sinh hoặc tất cả học sinh hoặc theo nhóm học sinh. Sau đó, giáo viên có thể thu thập phản hồi của học sinh trên máy học sinh. Kết quả của hoạt động này sẽ được hiển thị để bạn kiểm tra bài tập đã được gửi thành công Hình 5. Gởi bài cho học sinh/thu bài làm của học sinh (Hình 5) Giáo viên có thể tạo bài tập, để vào từng thư mục, sau đó gửi cho học sinh (Location to Send). Tương tự, chức năng thu thập bài tập, bài kiểm tra, của học sinh cũng nằm trong chức năng này, dùng chức năng Collect Work, giáo viên có thể thu bài tập từ máy học sinh rồi tiến hành chấm bài sau đó gửi ngược lại kết quả cho học sinh. Ngoài ra chương trình cũng hỗ trợ giúp giáo viên gửi bài tập của học sinh này sang học sinh khác tuỳ theo mục đích. - Giáo viên tương tác với học sinh thông qua Chat Giáo viên có thể tạo các cửa sổ chat với một hay đồng thời cho nhiều học sinh khi cần trao đổi các vấn đề thắc mắc nào đó. Giáo viên có thể chỉ định mức độ tham gia một phiên trao đổi qua chat cho học sinh mà học sinh không có quyền ngắt các phiên trao đổi này.(Hình 6, Hình 7) Hình 6. Trao đổi với học sinh
  6. 8 Hình 7. Cửa sổ trao đổi với học sinh - Gửi một thông báo cho học sinh (send a message) Giáo viên có thể gửi một thông điệp tới tất cả các học sinh kết nối hoặc các học sinh hiện đang được chọn. (Hình 8) Hình 8. - Quản lý ứng dụng (Manage Student Applications) Giáo viên có thể quản lý việc cho phép học sinh sử dụng một chương trình nào đó hay không. Những chương trình giáo viên khóa (block) thì học sinh không thể vào được. (Hình 9)
  7. 9 - Quản lý truy cập Internet (Manage Student Internet Access ). Hình 9.  Approved Sites: lựa chọn các trang web được phép truy cập vào. Để thêm địa chỉ bạn bấm chọn dấu cộng màu xanh sau đó tiến hành nhập địa chỉ vào, bấm nút check và nhấn OK  Restructed Sites: lựa chọn các trang không được phép truy cập vào. Tương tự như trên bạn chọn dấu cộng mầu xanh và thêm địa chỉ vào. Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access: nhằm tránh tình trạng học sinh không tập trung vào các bài giảng chính, giảng viên có thể khóa toàn bộ việc truy cập vào các trang web hay có thể lựa chọn chỉ cho phép vào một số trang cần thiết, chứa thông tin cho học sinh tìm hiểu (Hình 10) Hình 10
  8. 10 Để tránh việc truy cập internet của học sinh trong giờ học bạn có thể khóa toàn bộ địa chỉ website chỉ định bằng cách nhấn vào nút Block All trên thanh công cụ. - Quản lý việc in ấn (Student Print Management). (Hình.11) Hình 11 Ngoài việc quản lý các tài nguyên về thiết bị, chương trình còn có chức năng quản lý riêng việc sử dụng máy in cho nhóm người dùng. Bạn có thể khóa tùy chọn sử dụng máy in, hủy tài liệu in ấn hay cho phép thực hiện việc in tại một số máy nhất định. Để sử dụng tùy chọn này, bạn bấm vào chức năng Student Print Management, bấm nút Block thì chức năng in ấn sẽ được khóa lại hoàn toàn. Để hủy bỏ chức năng này bạn bấm lại Resume.  Trao đổi qua Audio (nói chuyện trực tiếp): tính năng khá hay của phần mềm này nhằm có thể giúp giáo viên xây dựng một phòng giảng dạy hoàn hảo. Ngoài việc Show trực tiếp bài giảng của mình cho các học sinh, giáo viên còn có khả năng trao đổi thông tin với học sinh thông qua khả năng truyền âm thanh lời nói. Chỉ cần sử dụng Headphone là học sinh có thể nghe trực tiếp lời giảng từ giáo viên.  Giám sát, quản lý các thiết bị phần cứng: từ trên máy của giáo viên, có thể kiểm soát hoàn toàn việc sử dụng các thiết bị phần cứng của mác máy học sinh (CDROM, USB Port, Audio card) nhằm tối ưu hóa các tài nguyên và kiểm soát chặt chẽ học sinh. Với các giao tiếp USB, nếu không muốn khóa cổng (Port) bạn có thể chỉ định quyền trên các giao tiếp này.  Giám sát, quản lý các ứng dụng: Giáo viên có thể toàn quyền cấp quyền sử dụng các ứng dụng có sẵn trên máy học sinh trong mỗi phiên giảng dạy của mình nhằm tập trung được việc hướng học sinh vào các bài giảng  Tạo kế hoạch giảng dạy: với các kế hoạch giảng dạy của mình, giáo viên có thể định thời gian cho từng bài giảng khá dễ dàng dựa vào trình dựng sẵn (Wizard) của chương trình. Các bài giảng có thể giới hạn trong 1 khoảng thời gian nhất định do giáo viên đặt ra 2. Cách tạo một bài giảng E-learning: * Bước 1: Giáo viên có thể sử dụng giáo án Power point của mình từ những năm học trước hoặc có thể thiết kế giáo án mới. (Nếu sử dụng giáo án đã soạn thì cần điều chỉnh nội dung cho phù hợp)
  9. 11 * Bước 2: - Sử dụng Phần mềm FreeVideo ToJPGCon verter để tách ảnh từ video. (Hình 12a, 12b) Hình 12a. Giao diện phần mềm FreeVideoToJPGConverter Hình 12b. Một số ảnh được tách từ clip bởi phần mềm FreeVideoToJPGConverter
  10. 12 - Sử dụng Phần mềm Hình 12b. Kết quả ảnh thu được do phần mềm tách ra từ clip Gwave558 để tách lời từ video (Hình 13a, 13b) Hình 13a. Giao diện phần mềm Gwave558 Hình 13b. Xử lý âm thanh của phần mềm Gwave558 * Bước 3: Sử dụng phần mềm Violet để tạo các nội dung cần nhúng vào trang chiếu (Bài tập trắc nghiệp, bài tập kéo thả, ...) sau đó đưa vào trang chiếu (Hình 14)
  11. 13 Hình 14. Câu hỏi trắc nghiệm thiết kế bởi phần mềm Violet * Bước 4: Sử dụng điện thoại ghi âm các lời giảng phù hợp với nội dung của từng trang chiếu cụ thể (Chú ý khi lưu file audio phải đặt tên phù hợp với nội dung trang chiếu để dễ lồng âm thanh vào trang chiếu chính xác) * Bước 5: Sử dụng Phần mềm Ispring suite để xây dựng bài giảng E-learning và đóng gói sản phẩm theo chuẩn SCORM (Hình 15) Hình 15. Sử dụng phần mềm để hoàn thiện bài giảng điện tử và đóng gói chuẩn SCORM