Sách Bài Tập KHTN 8 (Kết nối tri thức)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách Bài Tập KHTN 8 (Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sach_bai_tap_khtn_8_ket_noi_tri_thuc.docx
Nội dung tài liệu: Sách Bài Tập KHTN 8 (Kết nối tri thức)
- 2.12. Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng? A. Chỉ có nước. B. Oxygen và hydrogen. C. Oxygen và nước. D. Hydrogen và nước. 2.13. Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu? A. Khí gas. B. Khí hydrogen. C. Than đá. D. Dầu hoả. 2.14. Tại sao các chất chỉ có thể phản ứng được với nhau khi tiếp xúc với nhau? 2.15. Trong phản ứng giữa hydrogen và oxygen để tạo nước, số phân tử đã phản ứng của hai chất có bằng nhau không? Tại sao? 2.16. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất với sống là đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn calcium carbonate (CaCO3) có nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài thân mềm,... Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc. Ở nhiệt độ từ khoảng 500 °C, CaCO3 bắt đầu bị phân huỷ bởi nhiệt và quá trình phân huỷ xảy ra mạnh ở nhiệt độ khoảng từ 900 đến 1 000 °C. t0 CaCO3 CaO + CO2 Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 – 150 mm). Do vậy, để phân huỷ hoàn toàn khối calcium carbonate cần nhiệt độ khá cao (900 – 1 400 °C). Trong công nghiệp, lò được xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có ưu điểm là sản xuất với liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, đá vôi và than được nạp lại vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa ở miệng lò và sử dụng sản xuất muối carbonate, nước đá khô. a) Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là biến đổi vật lí, quá trình nào là biến đổi hoá học? (1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc. (2) Phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao thành vôi sống. (3) Vôi sống nóng để nguội. (4) Khí carbon dioxide nóng bay lên và được thu ở cửa miệng lò theo đường ống dẫn. b) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Than đá chảy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt. B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng toả nhiệt. C. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng toả nhiệt. D. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng thu nhiệt. 3
- c) Bạn An nói, để tiết kiệm nhiên liệu cần đóng kín các cửa lò, hạn chế nhiệt thất thoát ra ngoài. Ý kiến của bạn An có đúng không? BÀI 3: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ 3.1. Tính số mol nguyên tử hoặc mol phân tử trong những lượng chất sau: a) 8,428.1022 nguyên tử K. 24 b) 1,505.10 phân tử SO2. c) 7,224.1023 nguyên tử Na. 21 d) 1,204.10 phân tử K2O. 3.2. Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong những lượng chất sau: a) 0,1 mol nguyên tử O. b) 1,15 mol nguyên tử C. 4
- c) 0,05 mol phân tử O2. d) 2 mol phân tử NO2. 3.3. Tính khối lượng của 1 mol a) nguyên tử hydrogen (H). b) nguyên tử chlorine (Cl). c) phân tử chlorine Cl2. 3.4. Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của những lượng chất sau: a) 0,15 mol Fe. b) 1,12 mol SO₂. c) Hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11). d) Dung dịch có 1 mol C2H5OH và 2 mol nước (H2O). 3.5. Lượng chất nào sau đây chứa số mol nhiều nhất? A. 16 gam O2. B. 8 gam SO2. C. 16 gam CuSO4. D. 32 gam Fe2O3. 3.6. Hãy tính: a) Số mol nguyên tử Cl có trong 36,5 gam hydrochloric acid (HCl). b) Số mol nguyên tử O có trong 11 gam khí carbon dioxide (CO2). c) Số mol nguyên tử C có trong 3,42 gam đường (C12H22O11). 3.7. Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau: a) 1,5 mol khí CH4. b) 42 gam khí N2. 22 c) 3,01.10 phân tử H2. 3.8. Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau: a) Hỗn hợp gồm 1 mol CO2 và 1 mol O2. b) Hỗn hợp gồm 0,05 mol CO; 0,15 mol CO2 và 0,2 mol O2. c) Hỗn hợp gồm 10 gam O2 và 14 gam N2. 3.9. Ở điều kiện 25 °C, 1 bar, một quả bóng cao su chứa đầy khí carbon dioxide (CO2) có thể tích 2 L. Hãy tính khối lượng khí carbon dioxide trong quả bóng. 3.10. Tính tỉ khối đối với không khí của các khí sau: HCl, NH3, C2H6, H2S, NO, NO2. 3.11. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a) Trong 0,12 mol phân tử Cl2 có 0,06 mol nguyên tử Cl. b) Số nguyên tử O trong 0,15 mol phân tử O2 và trong 0,1 mol phân tử O3 bằng nhau. c) Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích của 0,1 mol khí H 2 bằng thể tích của hỗn hợp gồm 1 mol khí HCl và 0,1 mol khí HBr. 5
- 3.12. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, có 4 quả bóng giống hệt nhau, chứa lần lượt các khí He, H2, Cl2, CO2. Hãy cho biết: khối lượng khí trong quả bóng nào lớn nhất, khối lượng khí trong quả bóng nào nhỏ nhất. 3.13. Bơm đầy một loại khí vào quả bóng, thấy quả bóng bị đẩy bay lên. Hỏi trong quả bóng có thể chứa những loại khí nào sau đây? Acetylene (C2H2); oxygen (O2); hydrogen (H2); carbon dioxide (CO2); sunfur dioxide (SO2). Hãy giải thích. 3.14*. Tính khối lượng mol trung bình của các hỗn hợp khí sau đây: a) Hỗn hợp gồm H2 và Cl2 có tỉ lệ 1 : 1 về số mol. b) Hỗn hợp gồm CO và N2 có tỉ lệ 2 : 3 về số mol. c) Hỗn hợp gồm H2, CO2 và N, có tỉ lệ 1 : 2 : 1 về số mol. Cho biết công thức tính khối lượng mol phân tử trung bình của một hỗn hợp: mhh M1.n1 M 2.n2 .... MTB nhh n1 n2 .... Trong đó: MTB là khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp. M1, M2,... là khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp. n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất. 3.15. Trong các hỗn hợp khí ở câu 3.14, hỗn hợp nào nặng hơn không khí, hỗn hợp nào nhẹ hơn không khí? Tính tỉ khối đối với không khí của các hỗn hợp trên. 3.16. Trong phòng thí nghiệm có các dụng cụ và hoá chất sau: ống đong (giới hạn đo là 100 mL, độ chia nhỏ nhất là 1 mL), ống hút, ethanol (công thức phân tử là C2H5OH). Hãy trình bày cách lấy một lượng ethanol bằng 1,56 mol, biết rằng khối lượng riêng của ethanol là 0,78 g/mL. 3.17. Tính khối lượng không khí có trong một lớp học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 6 m và cao 3,5 m. Biết rằng nhiệt độ phòng là 25 °C và áp suất không khí trong phòng là 1 bar. Coi không khí có gần đúng 20% O2 và 80% N2 về thể tích. 3.18. Có hai hỗn hợp khí như sau: (1) Hỗn hợp CO và C2H6 có tỉ lệ 1 : 2 về số mol. (2) Hỗn hợp CH4 và CO2 có tỉ lệ 2 : 1 về số mol. Bơm các hỗn hợp khí trên vào quả bóng A và B giống hệt nhau. Quan sát thấy hiện tượng như Hình 3.1. 6
- Hình 3.1 a) Quả bóng A và B lần lượt chứa hỗn hợp khí nào? b) Nếu một quả bóng được bơm đầy bằng không khí, nó sẽ bị đẩy bay lên hay nằm trên mặt bàn? 3.19. Làm bay hơi hoàn toàn m gam ethanol (C2H5OH), thấy thể tích thu được đúng bằng thể tích của 14 gam nitrogen (N2) ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tính m. BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ 4.1. Khối lượng H2O2 có trong 30 g dung dịch nồng độ 3% là A. 10 g. B. 3 g. C. 0,9 g. D. 0,1 g. 4.2. Khối lượng NaOH có trong 300 mL dung dịch nồng độ 0,15 M là 7
- A. 1,8 g. B. 0,045 g. C. 4,5 g. D. 0,125 g. 4.3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a) Hai dung dịch đường và muối ăn có cùng khối lượng, cùng nồng độ phần trăm thì chứa khối lượng đường và muối ăn bằng nhau. b) Hai dung dịch đường và muối ăn có cùng khối lượng, cùng nồng độ phần trăm thì số mol đường và muối ăn bằng nhau. c) Hai dung dịch NaOH và H2SO4 có cùng thể tích, cùng nồng độ mol thì chứa khối lượng chất tan bằng nhau. d) Hai dung dịch NaOH và H2SO4 có cùng thể tích, cùng nồng độ mol thì chứa số mol chất tan bằng nhau. 4.4. Ở 25 °C, một dung dịch có chứa 20 g NaCl trong 80 g nước. a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên. b) Dung dịch NaCl ở trên có phải dung dịch bão hoà không? Biết rằng độ tan của NaCl trong nước ở nhiệt độ này là 36 g. 4.5. Ở 25 °C, độ tan của AgNO3 trong nước là 222 g. a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch AgNO3 bão hoà ở 25 °C. b) Để pha được 50 g dung dịch AgNO3 bão hoà ở 25 °C, cần lấy bao nhiêu gam AgNO3 và bao nhiêu gam nước? 4.6. Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch A) với 150 g dung dịch đường glucose nồng độ 15% (dung dịch B) thu được dung dịch C. a) Tính khối lượng đường glucose trong dung dịch A, B và C. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ phần trăm của dung dịch C so với nồng độ phần trăm của dung dịch A, B. 4.7. Rót từ từ 100 mL dung dịch sulfuric acid nồng độ 0,15 M vào 200 mL nước cất. Tính nồng độ của dung dịch thu được (coi thể tích dung dịch thu được bằng tổng thể tích dung dịch ban đầu và nước cất). 4.8. Trong phòng thí nghiệm có 100 g dung dịch KCl. Một bạn lấy ra 5 g dung dịch trên, cho ra đĩa thuỷ tinh và cho vào tủ sấy. Khi nước bay hơi hết, trên đĩa thuỷ tinh còn lại chất bột màu trắng. Khối lượng đĩa thuỷ tinh tăng lên 0,25 g so với khối lượng đĩa ban đầu. a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCI. b) Tính số gam chất tan có trong 100 g dung dịch ban đầu. 4.9. Trong phòng thí nghiệm có 150 mL dung dịch KNO3. Một bạn hút ra 4 mL dung dịch trên, cho ra đĩa thuỷ tinh và cho vào tủ sấy. Khi khối lượng đĩa thuỷ tinh giữ nguyên không thay đổi, 8
- bạn đó thấy trên đĩa thuỷ tinh còn lại chất bột màu trắng, khối lượng đĩa tăng lên 1,01 g so với ban đầu. a) Tính nồng độ mol của dung dịch KNO3. b) Tính số gam chất tan có trong 150 mL dung dịch ban đầu. 4.10. Hoà tan hoàn toàn 4 g NaOH và 2,8 g KOH vào 118,2 g nước, thu được 125 mL dung dịch. a) Tính nồng độ phần trăm của NaOH; nồng độ phần trăm của KOH. b) Tính nồng độ mol của NaOH; nồng độ mol của KOH. 4.11. a) Cần thêm bao nhiêu gam chất rắn Na 2SO4 vào 50 mL dung dịch Na2SO4 0,5 M để thu được dung dịch có nồng độ 1 M (giả sử thể tích dung dịch không đổi khi thêm chất rắn). b) Cần thêm bao nhiêu gam chất rắn KOH vào 75 g dung dịch KOH 10% để thu được dung dịch có nồng độ 32,5%. 4.12. Ở nhiệt độ phòng, độ tan của KCl trong nước là 40,1 g. Một dung dịch KCl nóng có chứa 75 g KCl trong 150 g nước được làm nguội về nhiệt độ phòng, thấy có KCl rắn tách ra. a) Có bao nhiêu gam KCl còn lại trong dung dịch ở nhiệt độ phòng? b) Có bao nhiêu gam KCl rắn bị tách ra? 4.13. Trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ 30 °C) có dung dịch NaCl bão hoà. Một bạn học sinh ngâm dung dịch này vào cốc nước đá để làm lạnh. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong cốc đựng dung dịch. 4.14. Trong phòng thí nghiệm có một dung dịch Na2CO3, pipette, đĩa thuỷ tinh, cân, tủ sấy. Hãy nêu các bước thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm của dung dịch trên. 4.15. Trong phòng thí nghiệm có cân, ống đong, dung dịch H2SO4 10%. Hãy trình bày các bước thực nghiệm để tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 trên. 4.16. Hãy tính và trình bày cách pha chế 100 mL dung dịch HCl 0,25 M bằng cách pha loãng dung dịch HCl 5 M có sẵn (dụng cụ, hoá chất có đủ). 4.17. Hãy tính và trình bày cách pha chế 50 g dung dịch NaCI 0,9% bằng cách pha loãng dung dịch NaCl 15% có sẵn (dụng cụ, hoá chất có đủ). 4.18. Để xác định độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng, người ta làm như sau: Bước 1: Đun khoảng 60 mL nước đến 80 °C, thêm khoảng 40 g KCl vào nước nóng, khuấy đều. Bước 2: Cận 1 đĩa thuỷ tinh, thấy khối lượng 9,8 g. Bước 3: Chờ hỗn hợp hạ xuống nhiệt độ phòng, sau đó hút một lượng dung dịch, cho vào đĩa thuỷ tinh và cân, thấy khối lượng (đĩa thuỷ tinh + dung dịch) là 19,6 g. Bước 4: Cho đĩa thuỷ tinh vào tủ sấy ở 90 °C, làm khô, cân lại được khối lượng 12,6 g. a) Hãy tính độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng. 9
- b) Nếu ở bước 1 lấy nhiều hơn 40 g KCl thì có được không? 4.19. Trong phòng thí nghiệm có các loại ống đong và cốc thuỷ tinh. Hãy tính và trình bày cách pha chế 500 mL dung dịch H 2SO4 có nồng độ 1 M từ dung dịch H 2SO4 có nồng độ 98%, khối lượng riêng 1,84 g/mL. 4.20. a) Trộn m1 g dung dịch chất X có nồng độ C1% với m2 g dung dịch chất X có nồng độ C2%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được theo m1, m2, C1, C2. b) Trộn V1 mL dung dịch chất Y có nồng độ C 1 M với V2 mL dung dịch chất Y có nồng độ C 2 M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được theo V1,V2,C1,C2 (coi thể tích dung dịch thu được bằng tổng thể tích hai dung dịch ban đầu). 4.21. Cho biết độ tan của KCl tại các nhiệt độ như sau: Nhiệt độ (0C) 10 20 30 40 50 Độ tan (g/100 g nước) 31,2 37,2 40,1 42,6 45,8 a) Vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa độ tan của KCl và nhiệt độ (trục tung là độ tan, trục hoành là nhiệt độ). b) Nhận xét sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ. c) Ước tính độ tan của KCl tại 25 °C. BÀI 5: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG – PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 10
- 5.1. Một lá sắt (iron) nặng 28 g để ngoài không khí, xảy ra phản ứng với oxygen, tạo ra gỉ sắt. Sau một thời gian, cân lại lá sắt, thấy khối lượng thu được là 31,2 g. Khối lượng khí oxygen đã phản ứng là A. 3,2 g. B. 1,6 g. C. 6,4 g. D. 24,8 g. 5.2. Muối copper sulfate (CuSO4) ngậm nước khi đun nóng sẽ bị tách nước. Nếu đun 25 g muối ngậm nước, thu được 16 g muối khan thì số mol nước tách ra là A. 0,25 mol. B. 0,5 mol. C. 1 mol. D. 9 mol. 5.3*. Hấp thụ hoàn toàn một lượng khí carbon dioxide (CO 2) vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH),) dư, tạo ra 10 g kết tủa calcium carbonate (CaCO3). Phản ứng xảy ra như sau: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Khối lượng dung dịch nước vôi trong A. giảm 10 g. B. tăng 10 g. C. giảm 5,6 g. D. tăng 4,4 g. 5.4*. Nhúng một thanh Zn vào dung dịch CuSO4, Zn phản ứng tạo muối ZnSO4 và kim loại Cu bám vào thanh Zn. Phản ứng xảy ra như sau: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu Vậy, nếu 13 g Zn phản ứng thì khối lượng thanh kim loại A. giảm 13 g. B. tăng 12,8 g. C. tăng 0,2 g. D. giảm 0,2 g. 5.5*. Nung một lượng đá vôi (CaCO3) có khối lượng 12 g, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng 8,4 g. Khối lượng của khí CO2 thoát ra là A. 3,6 g. B. 2,8 g. C. 1,2 g. D. 2,4 g. 5.6. a) Viết công thức theo khối lượng đối với phản ứng của kim loại Mg với dung dịch HCl tạo ra chất MgCl2 và khí H2. b) Cho biết khối lượng của Mg và HCl đã phản ứng lần lượt là 2,4 g và 7,3 g; khối lượng của MgCl2 là 9,5 g. Hãy tính khối lượng của khí H2 bay lên. 5.7. Trên một chiếc cân đĩa, đĩa bên trái đặt một cốc nước, đĩa bên phải để một cốc dung dịch HCl hai đĩa đang thăng bằng. Cho vào mỗi cốc một viên đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có khối lượng bằng nhau. Cốc bên trái không có hiện tượng gì. Cốc bên phải quan sát thấy hiện tượng sủi bọt khí trên viên đá vôi, viên đá tan dần. a) Cốc nào có phản ứng hoá học xảy ra? b) Sau khi cho đá vôi vào hai cốc, hãy dự đoán về vị trí của hai đĩa cân, hai đĩa cân còn thăng bằng không hay nghiêng về bên nào? 5.8. Hãy giải thích: 11
- a) Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi. Biết phản ứng hoá học xảy ra khi nung đá vôi là: Đá vôi (rắn) Calcium dioxide (rắn) + Carbon dioxide (khí) b) Khi nung nóng miếng đồng trong không khí thì thấy khối lượng tăng lên. Biết miếng đồng để ngoài không khí sẽ có phản ứng hoá học sau: Đồng + Oxygen Copper oxide 5.9. Nung nóng hỗn hợp gồm 7 g bột sắt và 5 g bột lưu huỳnh, thu được 11 g chất iron(II) sulfur màu xám. Biết rằng để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hoàn toàn, người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh dư. 5.10. Biết rằng calcium oxide (CaO, vôi sống) hoá hợp với nước tạo ra calcium hydroxide (Ca(OH)2, vôi tôi), tan được trong nước. Cứ 56 g Cao hoá hợp vừa đủ với 18 g H 2O. Cho 7 g CaO vào 1 000 g nước, thu được dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong). a) Tính khối lượng của Ca(OH)2 tạo thành. b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2. 5.11. Trong một phản ứng hoá học: A. số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. B. số nguyên tử trong mỗi chất được bảo toàn. C. số phân tử của mỗi chất không đổi. D. số chất không đổi. 5.12. Cho sơ đồ phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + ? Cần điền chất nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên? A. CaO. B. H2O. C. CO. D. CH4. 5.13. Cho sơ đồ phản ứng: ?CO + Fe2O3 2Fe + ?CO2 Cần điền hệ số nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 5.14. Cho sơ đồ phản ứng: 2HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + ? Cần điền chất nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên? A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CO. D. CO2. 5.15. Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + ?HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O Cần điền hệ số nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên? A. 8. B. 6. C. 5. D. 4. 5.16. Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) Cr + O2 Cr2O3; b) Fe + Cl2 FeCl3. 12
- Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. 5.17. Cho sơ đồ của các phản ứng hoá học sau: a) KCIO3 KCl + O2; b) NaNO3 NaNO2 + O2. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. 5.18. Cho sơ đồ của các phản ứng hoá học sau: Al + CuO Al2O3 + Cu (1) Al + Fe3O4 Al2O3 + Fe (2) a) Lập PTHH của các phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. 5.19. Cho sơ đồ của phản ứng hoá học sau: BaCl2 + AgNO3 AgCl + Ba(NO3)2 a) Lập PTHH của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng. 5.20. Biết rằng chất sodium hydroxide (NaOH) tác dụng với sulfuric acid (H 2SO4) tạo ra chất sodium sulfate (Na2SO4) và nước. a) Lập PTHH của phản ứng hoá học trên. b) Cho biết tỉ lệ về số phân tử giữa NaOH lần lượt với 3 chất khác trong phản ứng hoá học trên. 5.21. Vôi tôi (Ca(OH)2) thu được khi cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước, phản ứng này gọi là tôi vôi. Ca(OH)2 là một chất rắn tinh thể không màu hoặc dạng bột trắng. Thả một viên với sống vào cốc thuỷ tinh lớn đựng nước, vôi sống tan ra và cốc nước nóng lên rất nhanh, tạo ra một dung dịch trong suốt không màu, gọi là nước vôi trong. Nếu lượng vôi sống nhiều, cốc nước sẽ sôi lên và tạo ra chất lỏng đục trắng, gọi là sữa vôi. Trong sữa vôi có các hạt calcium hydroxide nhỏ mịn chưa tan hết, lơ lửng trong nước ở dạng huyền phù. a) Viết PTHH của phản ứng giữa vôi sống và nước, cho biết chất nào là chất phản ứng, chất nào là sản phẩm? b) Nhận xét về mối liên hệ giữa khối lượng vôi sống, nước đã phản ứng và vôi tôi được tạo thành. c) Nếu khối lượng vôi sống là 6,72 g, khối lượng nước phản ứng là 2,16 g thì khối lượng vôi tôi thu được là A. 8,88 g. B. 4,56 g. C. 10,00 g. D. 4,44 g. d) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? 1. Khối lượng nước vôi trong bằng tổng khối lượng vôi sống và nước. 2. Nước vôi trong là dung dịch, vôi sống là chất tan. 3. Sữa vôi để lâu ngày sẽ có lớp bột màu trắng lắng xuống đáy. 13