Ôn luyện HSG Môn Hóa học 9 - Đề ôn số 1 (Chương trình 2018)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện HSG Môn Hóa học 9 - Đề ôn số 1 (Chương trình 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_luyen_hsg_mon_hoa_hoc_9_de_on_so_1_chuong_trinh_2018.pdf
Nội dung tài liệu: Ôn luyện HSG Môn Hóa học 9 - Đề ôn số 1 (Chương trình 2018)
- Trong tình huống khẩn cấp trên máy bay, khi được yêu cầu sử dụng mặt nạ dưỡng khí, chúng ta phải kéo mạnh mặt nạ xuống trước khi đeo mặt nạ. Khi kéo mạnh mặt nạ, kíp nổ và kim hóa sẽ được kích hoạt cung cấp nhiệt cho quá trình phân hủy sodium chlorate (phản ứng 1) và potassium chlorate (phản ứng 2) tạo oxygen để hô hấp. Bột iron tác dụng với oxygen (phản ứng 3) là phản ứng tỏa nhiệt, giúp quá trình phân huỷ sodium chlorate và potassium chlorate diễn ra tiếp tục mà không bị gián đoạn. Tuy nhiên, trong quá trình phân hủy các muối chlorate có khả năng xuất hiện phản ứng phụ, sinh ra khí độc A (màu vàng lục). Khí A được loại bỏ bởi barium peroxide nên không ảnh hưởng đến sự hô hấp. Dựa trên thông tin trên, hãy viết các phương trình hóa học từ 1 đến 3. Câu 11 (1,0 điểm): 1. Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là X, Y, Z, T. Mỗi lọ đựng một dung dịch sau: H₂SO₄, K₂CO₃, Ba(HCO3)2 , Mg(HCO₃)₂ (không theo thứ tự trên). Để xác định hóa chất trong từng lọ, người ta thực hiện các thí nghiệm và thấy hiện tượng sau: Cho dung dịch ở lọ Z vào dung dịch ở lọ Y hoặc lọ T thấy có khí thoát ra. Cho dung dịch ở lọ Z vào dung dịch ở lọ X hoặc đun nóng dung dịch ở lọ X hoặc dung dịch ở lọ Y đều thấy kết tủa trắng và có khí thoát ra. Xác định X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Muối ăn (NaCl) có lẫn tạp chất là Na₂CO₃, CaCl₂, BaCl₂. Trình bày phương pháp để tinh chế thu được muối ăn tinh khiết (cá dụng cụ, hóa chất có đủ), viết PTHH các phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 12 (1,5 điểm): Thí nghiệm chuẩn độ acid-base Để xác định nồng độ acetic acid có trong mẫu giấm ăn, một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Pha loãng 10,00 mL giấm ăn bằng nước cất trong bình định mức được 100,00 mL dung dịch X. Dùng pipet lấy 10,00 mLdung dịch X cho vào bình tam giác rồi thêm vài giọt chất chỉ thị phenolphthalein. Bước 2: Tráng sạch buret bằng nước cất, sau đó tráng lại bằng một ít dung dịch NaOH 0,02 M. Lắp dụng cụ như hình bên. Cho dung dịch NaOH 0,02 M vào cốc thủy tinh, sau đó rót vào buret (đã khóa) và chỉnh về vạch 0 (buret ghi thể tích tăng dần từ trên xuống dưới). Bước 3: Vặn khóa buret để dung dịch NaOH trong buret chảy từ từ từng giọt vào bình tam giác đồng thời lắc đều bình. Quan sát khi đến khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang màu hồng bền trong khoảng 20 giây thì dừng lại. Bước 4: Ghi lại thể tích dung dịch NaOH đã dùng. Lặp lại thí nghiệm 3 lần. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) b) Vì sao ở Bước 2 phải tráng lại buret bằng dung dịch NaOH 0,02 M sau khi đã rửa sạch bằng nước cất? c) c) Thể tích dung dịch NaOH 0,02 M trong 3 lần thí nghiệm được ghi lại như sau:
- Lần 1 Lần 2 Lần 3 VNaOH (mL) 37,5 37,4 37,6 Tính nồng độ mol/L của acetic acid trong mẫu giấm ăn trên. d) Trong lần thí nghiệm thứ 2, tại thời điểm dùng dung dịch trong bình tam giác đổi màu, thể tích đọc được trên buret là 37,4 mL và có một giọt dung dịch còn treo ở đầu dưới của buret. Bạn B cho rằng không cần lấy giọt dung dịch này vào bình tam giác. Bạn A cho rằng nên lấy giọt này. So sánh ảnh hưởng của hai cách làm này đến nồng độ acetic acid tính được từ kết quả thí nghiệm trên. Câu 13 (1,0 điểm): Khi carbon dioxide và hiệu ứng nhà kính Khí carbon dioxide (CO₂) được coi là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. 1. Một trong số các nguồn chính phát thải CO₂ là quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Viết các phương trình phản ứng đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch sau đây tạo ra CO₂: a) Than đá (có thành phần chủ yếu là carbon). b) Dầu mỏ (được coi là các hydrocarbon có công thức chung là CₓHᵧ). 2. Cho biết từ năm 1750 đến năm 2019, nồng độ CO₂ trong khí quyển trái đất tăng từ 280 ppm lên 415 ppm. a) Tính thể tích CO₂ (theo mL) trong 1 m³ khí quyển trái đất vào năm 1750 và năm 2019. Nồng độ CO₂ trong khí quyển vào năm 2019 đã tăng thêm bao nhiêu phần trăm so với năm 1750? b) Theo ước tính, mỗi ppm CO₂ tăng thêm trong khí quyển làm nhiệt độ trái đất tăng khoảng 0,01°C. Ước tính xem nhiệt độ trái đất tăng thêm bao nhiêu độ từ năm 1750 tới năm 2019. Cho biết: 1ppm = một phần triệu; nếu nồng độ một khí trong khí quyển là a ppm thì trong một triệu phần thể tích khí quyển sẽ có a phần thể tích khí đó. 3. Công nghệ thu giữ không khí trực tiếp là một công nghệ triển vọng để tách CO₂ từ không khí. Trong công nghệ này, người ta sử dụng một dung dịch kiềm (thường là dung dịch NaOH dư) để hấp thụ khí CO₂ (bước 1). Sau đó, dung dịch chất hấp thụ đã qua sử dụng được tái sinh bằng phản ứng với calcium hydroxide (bước 2). Kết tủa màu trắng A₁ thu được ở bước 2 phân hủy ở 900°C, sinh ra CO₂ và chất rắn A₂ (bước 3). Sau đó, calcium hydroxide được tái tạo bằng phản ứng của A₂ với nước (bước 4). Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ứng với các bước từ 1 tới 4. 4. Em hãy đề xuất hai biện pháp để giảm phát thải CO₂ vào khí quyển. Câu 14 (2,0 điểm): 1. Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO₃. Để xác định hàm lượng CaCO₃ trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau: Lấy 1,00 g vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hòa tan hoàn toàn trong 50 mL dung dịch HCl 0,4 M. Lọc dung dịch sau phản ứng được 50 mL dung dịch X. Lấy 10,0 mL X vào bình tam giác, thêm 1 – 2 giọt phenolphtalein. Thêm tiếp từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào bình tam giác đến khi dung dịch có màu hồng nhạt thấy hết 5,6 mL dung dịch NaOH. Giải thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không tác dụng với HCl. Xác định hàm lượng CaCO₃ trong vỏ trứng. 2. A là hỗn hợp hai oxide của hai kim loại. Cho CO đi qua 3,165 g A nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A₁ và hỗn hợp khí A2. Dẫn hỗn hợp khí A2 đi qua dung dịch Ba(OH)₂ dư, thu được 2,955 g kết tủa màu trắng. Cho A₁ phản ứng hết với dung dịch H₂SO₄ 10% loãng, sau phản ứng có 0,01125 mol khí thoát ra, thu được dung dịch A₃ chỉ chứa một chất tan có nồng độ a% và
- 3,495 g một chất rắn. Cho dung dịch A3 tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa màu trắng xanh dần chuyển sang màu nâu đỏ trong không khí. a) Xác định các chất trong A. b) Tính a và xác định phần trăm khối lượng các chất trong A. (Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.) Thí sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.