Ôn luyện Hóa học 8 - Bài tập Luyện tập

docx 9 trang anhmy 16/07/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện Hóa học 8 - Bài tập Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_luyen_hoa_hoc_8_bai_tap_luyen_tap.docx

Nội dung tài liệu: Ôn luyện Hóa học 8 - Bài tập Luyện tập

  1. C. Nước vôi pha loãng. D. Nước đường. Câu 5: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây? A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Động năng. D. Quang năng. Câu 6: Cho các nhận định sau: (a) Giấm ăn có pH < 7. (b) Kim loại đồng dẫn điện tốt hơn kim loại bạc. (c) Than tổ ong có nhiều lỗ rỗng giúp tăng tốc độ phản ứng cháy (d) Cho từ từ khí carbon dioxide vào nước vôi trong dư, sau phản ứng thu được kết tủa màu trắng. Số nhận định đúng là: A. 2. B. 3. C. 4.x D. 1. Câu 7. Các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo: cần cung cấp 60 kg nitrogen cho 1 hecta đất trồng khoai tây. Người nông dân bón m tấn phân đạm (chứa 97,5% NH₄NO₃ về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa nitrogen) cho 10 hecta đất trồng khoai tây. Để phù hợp với khuyến cáo trên thì giá trị của m là: A. 1,26 B. 2,52 C. 2,34 D. 1,76 (Hiểu 60 kg nitrogen là mN chứ không phải khối lượng chất N2 ) Câu 8. Bảng dưới đây cho biết kết quả của 3 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H₂SO₄ loãng. Trong mỗi thí nghiệm, người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của acid, nhưng có nồng độ khác nhau:
  2. Thí Nồng độ Nhiệt độ Sắt ở Thời gian phản ứng xong nghiệm acid (°C) dạng (s) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 50 Bột 15 Những nhận định sau là đúng hay sai, giải thích? a) Trong mỗi thí nghiệm, tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian phản ứng. b) Cặp thí nghiệm 1 và 2 chứng tỏ tốc độ phản ứng tăng chỉ do tăng diện tích tiếp xúc. c) Cặp thí nghiệm 2 và 3 chứng tỏ khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng. d) Các cặp thí nghiệm: 1 và 2 hoặc 1 và 3 đều chứng tỏ tốc độ phản ứng tăng chỉ do tăng nồng độ acid. Câu 9. Muối epsome (MgSO₄·nH₂O) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được dùng để pha chế thuốc nhuận tràng Khi làm lạnh 55 gam dung dịch MgSO₄ 27,27% thấy có 6,15 gam muối epsome tách ra, phần dung dịch bão hòa còn lại có nồng độ 24,56%. Biết độ tan của MgSO₄ ở 80°C và 20°C lần lượt là 54,8 và 35,1. Khi làm lạnh 92,88 gam dung dịch bão hòa MgSO₄ từ 80°C xuống 20°C có m gam muối epsome tách ra. Tìm giá trị của m (làm tròn đến hàng đơn vị). ( Chưa giải nổi thì tìm giải các bài tập về độ tan cơ bản rồi ngâm cứu) Câu 10. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5×10−4 gam iodine (có trong hợp chất) mỗi ngày. Nếu lượng iodine chỉ được bổ sung từ muối ăn (1 tấn muối ăn chứa 25 gam KI, còn lại là các hợp chất không chứa iodine) thì theo khuyến cáo, mỗi người cần đưa vào cơ thể m gam muối ăn mỗi ngày. Tìm giá trị của m (làm tròn đến hàng phần trăm). Câu 11. Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3, còn lại là tạp chất không chứa calcium. Để xác định hàm lượng calcium trong vỏ trứng, người ta làm như sau: cho 1,0 gam vỏ trứng khô đã được làm sạch vào 50,0 mL dung dịch HCl 0,4 M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy dung dịch sau phản ứng thu được 50,0 mL dung dịch X. Lấy 10,0 mL dung dịch X phản ứng vừa đủ với 5,6 mL dung dịch NaOH 0,1 M. Giả thiết các tạp chất trong vỏ trứng không phản ứng với HCl
  3. Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định phần trăm khối lượng của calcium trong vỏ trứng. LUYỆN TẬP 3 Câu 1: Một nhà máy chuyên sản xuất đồ nhựa có thải ra môi trường các khí độc chủ yếu như: SO₂, H₂S, NO₂. Chất dùng để loại bỏ các khí độc trên là A. dung dịch Ca(OH)₂. B. nước. C. dung dịch NaCl. D. khí O₂. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1kg than có chứa 96% là carbon (C), còn lại là tạp chất không cháy trong khí oxygen. Thể tích khí oxygen ở đkc cần dùng là A. 7,437 m³. B. 3,36 m³. C. 4,48 m³. D. 1,9832 m³. 3. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn thu được khí có màu vàng lục chứa nguyên tố X theo phản ứng: NaX + H2O → NaOH + H2 + X2 Khí X được dùng khử trùng nước sinh hoạt theo phản ứng: X2 + H2O → HX + HXO a. Xác định nguyên tố X và viết PTHH b. Một nhà máy nước sạch ở thành phố dùng khí X2 để khử trùng nước sinh hoạt với hàm lượng đúng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế là 0,5 gam/m³. Giả sử dân số thành phố là 150000 người, mỗi người dùng 80 lít nước mỗi ngày thì nhà máy cần dùng bao nhiêu kilogram khí X2 mỗi ngày cho việc xử lý nước? 2.1.
  4. Thực hiện phản ứng sau: CaCO3+2HCl→CaCl2+CO2+ H2O Cho 0,5 gam calcium carbonate (CaCO₃) tác dụng với 50,0 mL HCl 20% (D = 1,1 g/mL). Theo dõi thể tích CO₂ thoát ra theo thời gian, thu được kết quả ở bảng sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). Thời gian 0 15 30 45 60 75 90 (giây) Thể tích (cm³) 0 10 18 22,5 24 25 25 a) Vẽ đồ thị biểu diễn phụ thuộc của thể tích khí thoát ra theo thời gian. b) Tính tốc độ phản ứng (đơn vị cm³/giây) sau mỗi 15 giây và cho biết tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào theo thời gian. (Cho biết tốc độ được tính bằng thiên thể tích khí theo thời gian). c) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng từ 0 đến 75 giây. d) Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng. 2.2. Nescafe đã sản xuất thành công lon coffee tự làm nóng. Để làm nóng coffee, chỉ cần ấn nút (trên lon) để trộn nguyên liệu gồm dung dịch potassium hydroxide (KOH) hoặc sodium hydroxide (NaOH) rất loãng và CaO; 250 mL coffee trong lon sẽ được hâm nóng đến khoảng 40°C. Giả sử nhiệt lượng cần cung cấp để 1 gam dung dịch coffee tăng lên 1°C là 4,18 J. Cứ 1 mol CaO tham gia phản ứng thì tỏa ra lượng nhiệt là 64 kJ. Nhiệt tỏa ra từ phản ứng thất thoát vào sản phẩm, vỏ hộp và môi trường là 20%. Tính khối lượng CaO cần cung cấp để làm nóng 250 mL coffee từ 10°C đến 40°C (cho D = 1,0 g/mL). 2.3. A là hợp chất thường gặp trong tự nhiên. Nhiệt phân hoàn toàn A thu được oxide B là chất rắn màu trắng và oxide C là chất khí không màu. B tác dụng mãnh liệt với lượng nước dư tạo ra dung dịch chứa chất D làm xanh quỳ tím. Sục từ từ khí C vào dung dịch D, ban đầu xuất hiện vẩn đục sau đó thu được dung dịch trong suốt chứa chất E. Cho dung dịch E tác dụng với dung dịch D lại xuất hiện kết tủa. Xác định A, B, C, D, E và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 1.2 A là chất rắn khan. Cho m gam A vào dung dịch hydrochloric acid (HCl) 10%, khuấy đều đến khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch B và V lít khí không màu, không mùi, không thấy tạo kết tủa. Trong dung dịch B, nồng độ hydrochloric acid (HCl) là 7,3%. Trung hòa hoàn toàn dung dịch B bằng dung dịch sodium hydroxide (NaOH) được dung dịch C. Cô cạn, làm bay hơi hết C, người ta thu được duy nhất muối sodium chloride (NaCl) khan có khối lượng 24,04 gam.
  5. 1, A là chất rắn khan. Cho m gam A vào dung dịch HCl 10%, khuấy đều được dung dịch B, ở đây không thấy tạo kết tủa hoặc bay hơi. Trong dung dịch B, nồng độ HCl là 6,1%. Cho NaOH vào dung dịch B để trung hòa hoàn toàn axit được dung dịch C. Cô cạn làm bay hơi hết nước trong dung dịch C người ta thu được duy nhất muối NaCl khan có khối lượng 16,03 g. A là chất nào? Tìm m Câu 3: (4 điểm) 1. Có 3 cốc, mỗi cốc chứa một trong các dung dịch (chất) sau: nước cất, nước chanh và nước xà phòng. Để tìm hiểu tính acid, base của ba dung dịch (chất) ở 3 cốc trên và chỉ ra cốc chứa dung dịch (chất) nào, một học sinh đã tiến hành các thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: đánh số các cốc là 1, 2, 3. Dùng quỳ tím nhúng vào các dung dịch thu được kết quả như sau: Cốc 1 2 3 Quỳ Hóa Hóa Không đổi tím đỏ xanh màu + Thí nghiệm 2: Kí hiệu các cốc là X, Y, Z. Sử dụng máy đo pH để xác định giá trị pH của các dung dịch. Kết quả như sau: Cốc X Y Z Giá trị 12 3 7 pH Hãy cho biết cốc chứa nước chanh, cốc chứa nước xà phòng, cốc chứa nước cất là cốc nào ở thí nghiệm 1 và tương ứng ở thí nghiệm 2? Giải thích. 3. Một số loại thực vật chỉ phát triển tốt ở môi trường có pH phù hợp, việc nghiên cứu pH của đất rất quan trọng trong nông nghiệp. Một số loại cây trồng phù hợp với đất có giá trị pH cho trong bảng sau: Cây pH thích Cây trồng pH thích trồng hợp hợp Bắp 5.7 - 7.5 Cây chè 4.5 - 5.5 (Ngô)
  6. Cà chua 6.0 - 7.0 Thanh 4.0 - 6.0 long Cải thảo 6.5 - 7.0 Lúa 5.5 - 6.5 Hành tây 6.4 - 7.9 Mía 5.0 - 8.0 Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52. Hãy cho biết các nhận xét sau đây đúng hay sai. Giải thích. a. Vùng đất trên phù hợp trồng cây chè và thanh long. b. Loại đất trên bị nhiễm chua, để trồng hành tây, cà chua, mía phát triển tốt ta cần khử chua cho đất bằng cách rắc vôi bột (chứa chủ yếu CaO) hoặc bón tro thực vật (tro đốt rơm rạ). c. Để cây cải thảo và hành tây phát triển tốt, ta cần bón nhiều đạm một lá (NH₄)₂SO₄ qua nhiều vụ liên tiếp để đất có giá trị pH phù hợp. d. Để cải tạo đất cằn cỗi thì một biện pháp hữu hiệu là sử dụng phân bón hữu cơ (làm từ rác thải hữu cơ: rau thừa, vỏ củ, quả...). 1. Cho 1,9 gam hỗn hợp gồm muối carbonate và hydrocarbonate của một kim loại kiềm ( hóa trị I). Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,496 lít khí (đkc). Xác định tên kim loại?
  7. 2. Cho nguyên tử nguyên tố (X) có tổng số hạt proton, neutron, electron là 60. Trong nguyên tử (X) có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. a) Xác định số hạt proton, neutron, electron và kí hiệu hoá học, tên của nguyên tử nguyên tố (X). Cho biết số proton trong nguyên tử của một số nguyên tố sau: ZNₐ = 11; ZMg = 12; ZS = 16; Z회횕 = 17; Z회ₐ = 20; ZFₑ = 26; Z회ᵤ = 29. b) Biết rằng 1,0 mol nguyên tử (X) có 6,022 × 10²³ nguyên tử (X) nặng 40,0 gam. Hãy cho biết 1 nguyên tử (X) nặng bao nhiêu gam? 3. Thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng như: tạo hình trong những công trình kiến trúc, làm vật liệu xây dựng, làm khuôn đúc chịu nhiệt, Trong phân tử thạch cao gồm 3 nguyên tố (X), S (sulfur), O (oxygen) và có phần trăm khối lượng của từng nguyên tố (X), S, O lần lượt là: 29,411%, 23,529% và 47,06%. Xác định công thức hóa học của thạch cao, biết rằng trong phân tử thạch cao có 1 nguyên tử (X). 4. Thạch cao sống tồn tại dạng muối ngậm nước có công thức CaSO₄.nH₂O. Khi đun nóng, thạch cao sống mất nước dần và phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu (100%) được cho trong sơ đồ sau: Xác định công thức của thạch cao sống