Kế hoạch bài dạy Tuần 1 - Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 1 - Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_tuan_1_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_hoc_2021_202.doc
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tuần 1 - Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn Mẹ thiên nhiên x x 3. Kĩ năng đọc - viết- nói - nghe 4. Phương pháp học tập - Sử dụng sổ tay văn học - Sưu tầm video tranh ảnh, bài hát về bài học - Tạo nhóm thảo luận - Làm thẻ thông tin - Thực hiện sản phẩm sáng tạo - Câu lạc bộ đọc sách III. VIẾT: LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH 1. Quy trình lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách a) Giai đoạn chuẩn bị Mục đích Kĩ năng Văn bản văn học - Nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm Đọc - Phát triển kĩ năng đọc văn bản theo đặc điểm thể loại Văn bản thông tin - Hiểu những vấn đề thực tế đang xảy ra trong cuộc sống Văn bản nghị - Hiểu những ý kiến khác nhau trước một hiện tượng đời luận sống Viết - nói và nghe - Phát triển kĩ năng - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc bản thân, biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người - Các em cần thống nhất với cả nhóm 3 nội dung như sau: + Thống nhất phạm vi nội dung bàn luận, bao gồm: Tên sách, tác giả, số chương, phần sẽ đọc. + Phân công vai trò cho các bạn trong nhóm. + Phân công nhiệm vụ, bao gồm: Người điều phối, người khai thác nội dung, người phụ trách kĩ thuật. b) Giai đoạn tiến hành - Cần thống nhất 2 nội dung sau: Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 3
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn + Các hoạt động sẽ tiến hành + Trình tự và thời gian tổ chức từng hoạt động c) Giai đoạn kết thúc - Cần thống nhất 4 nội dung sau: + Thống nhất về cuốn sách cả nhóm sẽ đọc trong buổi tiếp theo + Phân công các thành viên chuẩn bị các hoạt động ở nhà: Người tìm từ hay, người liên hệ với cuốn sách khác, người lập hồ sơ nhân vật, người vẽ hình ảnh + Nhận xét ưu điểm và hạn chế của buổi sinh hoạt trước + Thống nhất thời gian, hình thức, địa điểm tổ chức 2. Thực hành viết Em hãy viết kế hoạch hoạt động cho câu lạc bộ đọc sách thảo luận về một cuốn sách hoặc một tác phẩm em yêu thích. ************************************************************ BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH Thời lượng: 14 tiết I. ĐỌC VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG (2 tiết) 1. Truyền thuyết, truyền thuyết “Thánh Gióng”, Hội Gióng - Khái niệm truyền thuyết - Nhân vật truyền thuyết Xem Sgk/17,18 - Cốt truyện truyền thuyết - Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết - Truyền thuyết “Thánh Gióng” Xem Sgk/ 19, 20 - Hội Gióng 2. Chuẩn bị đọc ? Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ Gợi ý: Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường. 3. Trải nghiệm cùng văn bản ? Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 4
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn Gợi ý: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường ? Từ “chú bé”được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lời kể có ý nghĩa gì? Gợi ý: Từ “chú bé”được thay bằng từ “tráng sĩ” có ý nghĩa: Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, thì dân tộc ta phải vươn mình, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình. ? Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì? Gợi ý: Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. Đồng thời cũng giải thích được các sự kiện, địa điểm lịch sử. 4. Suy ngẫm và phản hồi a. Những chi tiết kì ảo Chi tiết kì lạ Sự ra đời - Người mẹ ướm chân mình vào vết chân lạ và thụ thai. của Gióng - Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. - Lên ba: không biết nói, không biết cười, chẳng biết đi. - Sự trưởng thành của Gióng - Gióng ra trận và thắng giặc Tìm tương tự bảng trên - Gióng bay về trời b. Nhân vật Thánh Gióng - Tiếng nói đầu tiên - Tên gọi - Nhiệm vụ - Những dấu tích của Gióng * Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta. c. Tổng kết - Nghệ thuật + Chi tiết tượng tượng kì ảo. + Khéo kết hợp giữa thực tế lịch sử với yếu tố hoang đường. Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 5
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn - Nội dung Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. - Ý nghĩa Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. 5. Luyện tập: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, kể lại câu chuyện. 6. Vận dụng ? Hãy tìm ví dụ về một truyện đồng thoại và chỉ ra các yếu tố của truyện đồng thoại trong văn bản đó? - Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp. Kĩ năng Mục đích Văn bản văn học - Nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm Đọc - Phát triển kĩ năng đọc văn bản theo đặc điểm thể loại Văn bản thông tin - Hiểu những vấn đề thực tế đang xảy ra trong cuộc sống Văn bản nghị luận - Hiểu những ý kiến khác nhau trước một hiện tượng đời sống Viết - nói và nghe - Phát triển kĩ năng - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc bản thân, biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 6
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn PHẦN NGỮ VĂN 7 (Tuần 1-2) CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ, BIỂU CẢM VÀ THỰC HÀNH VỀ LIÊN KẾT, BỐ CỤC, MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN Thời lượng của chủ đề: 8 tiết Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản, viết bài văn nói lên suy nghĩ về vai trò của gia đình và nhà trường đối với cuộc đời và sự trưởng thành của mỗi người; một số kiến thức tập làm văn được tích hợp trong quá trình dạy đọc, viết, nói và nghe. Ai cũng có một kỉ niệm khó quên đó là kỉ niệm tuổi học trò, đặc biệt là kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Kí ức tuổi thơ của mẹ lại hiện về trong đêm trước ngày khai trường của con thật sâu sắc, khó quên, nó cũng giống như tình cảm của cha mẹ dành cho con là thứ tình cảm thiêng liêng nhất không có gì sánh bằng. Chính tình cảm đó đã xây dựng nên một gia đình hạnh phúc nếu ta biết giữ gìn, vun đắp. Còn ngược lại thì sẽ dẫn đến một gia đình tan vỡ khi bố mẹ phải chia tay nhau anh em mỗi người một ngả, thiếu vắng tình thương của cha mẹ, anh em, Đó là nội dung của chủ đề bài học. A. Nội dung 1: Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Lí Lan sinh năm 1957, quê ở tỉnh Bình Dương. - Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng. 2. Tác phẩm: - “Cổng trường mở ra” được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000. - Văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. 3. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm. 4. Bố cục: 2 phần II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường - Tình cảm mẹ dành cho con: Mẹ rất yêu con, luôn lo lắng cho con và dành cho con những tình cảm sâu nặng. Trìu mến quan sát những việc làm của con, Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường. - Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường - không ngủ được: Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa , hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học. Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con. 2. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Sử dụng từ láy, điệp từ, lời văn biểu cảm nhẹ nhàng, sâu lắng. Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 7
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn 2. Nội dung Như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ mà sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. IV. Luyện tập Kết thúc bài văn người mẹ nói: " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đến bây giờ khi học lớp 7, em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói đến như thế nào? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu. Gợi ý: Thế giới kì diệu mà người mẹ nói đến: + Điều hay lẽ phải, đạo lý làm người. + Tri thức, hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống đầy lý thú, hẫp dẫn, kỳ diệu mà con chưa từng biết. + Thế giới kỳ diệu của tình thầy trò, tình bạn. + Thế giới của ước mơ hi vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực và có thể cả những thất bại, đắng cay... giúp ta thành người ... => Người mẹ tự hào, tin tưởng, khẳng định vai trò của giáo dục. V. Phần liên hệ thực tế: - Bác Hồ- vị lãnh tụ tài ba của dân tộc ta từ xưa đã đề cao vai trò của giáo dục. Em hãy tìm những câu nói hoặc chính sách thể hiện sự quan tâm đến giáo dục của Bác Hồ? - Em thấy hiện nay Đảng và Nhà nước có quan tâm đến giáo dục không? Hãy kể một vài chính sách mà em biết? B. Nội dung 2: Văn bản: MẸ TÔI (E. A-mi-xi) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846 – 1908) là nhà văn Ý. Tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi. - Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn lỗi lạc giàu lòng nhân ái. 2. Tác phẩm: Văn bản “Mẹ tôi” trích trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả (1886). 3. Bố cục: 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh người bố viết thư: Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 8
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô. 2. Hình ảnh người mẹ: Qua bức thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao: Thức suốt đêm trông chừng hơi thở hổn hển của con. Quằn quại lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, hy sinh tính mạng để cứu sống con. Đó là một người mẹ nhân hậu, có lòng yêu thương con vô bờ, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì con 3. Người bố: Là người yêu con nhưng rất nghiêm khắc: Rất buồn, tức giận khi con vô lễ với mẹ.Viết thư để nói riêng với con (người mắc lỗi) vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, không làm người mắc lỗi tự ái. Qua ngôn ngữ viết lời dạy dỗ của bố vừa như lời tâm sự mà lại sâu sắc, có sức lay động, thấm thía lòng người. Đây là một bài học về cách ứng xử, phương pháp giáo dục con trong gia đình và xã hội. Người bố rất khéo léo trong việc giáo dục con. 4. En-ri-cô khi đọc thư của bố: En-ri-cô vô cùng xúc động, vì: Bố đã gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và em.Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. Lời lẽ chân tình và sâu sắc của bố.Xúc động trước tình cảm cha mẹ dành cho mình, em ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Viết thư, lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. 2. Nội dung Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả. Bài học ứng xử trong gia đình cuộc sống, bài học sâu sắc về đạo làm con. IV. Luyện tập Thông qua văn bản em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất? V. Phần liên hệ thực tế: - Tìm nhũng bài ca dao, bài thơ , bài hát, câu chuyện nói về tình cảm của cha mẹ đối với con cái. - Câu chuyện về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ. - Hãy kể về một lần em mắc lỗi với mẹ.... C. Nội dung 3: Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Khánh Hoài) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Khánh Hoài sinh năm 1937, quê ở tỉnh Thái Bình. Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 9
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn 2. Tác phẩm: Truyện đạt giải Nhì trong cuộc thi: Thơ -văn viết về quyền trẻ em do viện Khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen Thụy Điển tổ chức năm 1992. 3. Bố cục: 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thủy Truyện viết về hai anh em Thành và Thuỷ rất yêu thương, thân thiết với nhau nhưng bố mẹ li hôn nên hai anh em phải chia tay mỗi người một ngả, kéo theo cuộc chia tay của những con búp bê. 2. Các cuộc chia tay Có 4 cuộc chia tay: Cuộc chia tay (li hôn của bố mẹ); Cuộc chia tay của nhũng con búp bê; Cuộc chia tay với lớp học và cô giáo; Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. Cuộc chia tay nào cũng đầy xúc động và day dứt nhưng đau đớn nhất là cuộc chia tay đầy nước mắt của anh em Thành và Thủy, đau đớn, hụt hẫng, tuyệt vọng, tủi thân, bơ vơ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Ngôi kể thứ nhất, giúp bộc lộ cảm xúc chân thật, dễ dàng. - Lời kể chân thành, giản dị, không có xung đột dữ dội, ồn ào phù hợp với tâm trạng nhân vật và có sức truyền cảm. - Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế. - Lựa chọn chi tiết, hình ảnh độc đáo, hấp dẫn. 2. Nội dung Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. IV. Luyện tập Nếu được lựa chọn duy nhất một cuộc chia tay không diễn ra em sẽ chọn cuộc chia tay nào? Vì sao? V. Phần liên hệ thực tế: Qua câu chuyện này, tác giả đã đề cập đến những nội dung nào về quyền của trẻ em? D. Nội dung 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN * Nội dung I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản 1. Tính liên kết của văn bản - Ngữ liệu (SGK trang 17) - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, giúp văn bản có nghĩa, dễ hiểu. Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 10
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn 2. Phương tiện liên kết trong văn bản Người viết phải làm thế nào cho nội dung các câu, các đoạn, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, biết kết nối các câu, các đoạn bằng nhũng phương tiện ngôn ngữ ( từ, câu...) thích hợp. * Ghi nhớ SGK – 18. II. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 1. Bố cục của văn bản Bất kể văn bản nào, kể cả viết đơn cũng phải sắp xếp theo một trình tự, đó là bố cục. Giúp các phần được trình bày thành các phần mục rõ ràng, giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản. 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản. - Ngữ liệu sgk/29 - Hai câu chuyện chưa có bố cục. Kể chuyện lộn xộn không theo trình tự thời gian, nội dung không thống nhất. 3. Các phần của bố cục. Có 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. * Ghi nhớ SGK – 30. III. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 1. Mạch lạc trong văn bản. Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. 2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc. - Ngữ liệu sgk/ 31 a. Văn bản kể về nhiều sự việc khác nhau nhưng đều xoay quanh sự việc chính. Đó là “Sự chia tay” Thành và Thuỷ là hai nhân vật chính. b. Các sự việc nêu trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc của văn bản. c. Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian, không gian, tâm lí rất tự nhiên và hợp lí. * Ghi nhớ SGK – 32. IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 sgk/18 Thứ tự hợp lí: Câu 1, 4, 2, 5, 3. 2. Bài tập 2 sgk/19 Đoạn văn chưa có tính liên kết, nội dung không thống nhất, thiếu chặt chẽ. 3. Bài tập 5 sgk/19 Tầm quan trọng của sự liên kết: Không thể có văn bản nếu các câu văn không nối liền nhau. 4. Bài tập 1 sgk/30 - Tìm ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: nói, viết rành mạch thì hiệu quả thuyết phục sẽ cao và ngược lại? 5. Bài tập 2 sgk/30 - Bố cục truyện: + Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi. Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 11
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn + Hai anh em rất thương yêu nhau. + Chuyện về hai con búp bê. -> Có thể kể sáng tạo lại truyện theo bố cục khác. 6. Bài tập 3 sgk/30 Bố cục đó chưa thực sự hợp lí. Cần phải nói rõ về kinh nghiệm học tập chứ không phải thành tích học tập. ( 4) không nói về học tập. 7. Bài tập 1 sgk/32 b. Lão nông và các con: - Chủ đề : ca ngợi lao động. - Bố cục: 3 phần. + P1: 2 câu đầu: Lời khuyên lao động cần cù. + P2: 14 câu giữa: lão nông để lại kho tàng cho các con. + P3: 4 dòng cuối: Lời khuyên khôn ngoan về lao động. 8. Bài tập 2 sgk/34 Nếu tỉ mỉ sẽ làm cho ý chủ đạo bị phân tán, không thống nhất, mất sự mạch lạc. * Vận dụng 1. Viết một đoạn văn ghi lại kỷ niệm đáng nhớ ngày khai trường của mình. 2. Kể lại một sự việc lỡ tay khiến bố mẹ buồn. * Tìm tòi mở rộng, liên hệ thực tế (tổng kết, đánh giá) - Hãy tìm những câu ca dao, những câu chuyện cảm động nói về tình cảm gia đình. - Tóm tắt 3 văn bản đã học: Cổng trưởng mở ra Mẹ tôi Cuộc chia tay của những con búp bê *********************************** NGỮ VĂN 8 (Tuần 1) KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1 NGỮ VĂN 8 Tiết 1,2 Văn bản:: Tôi đi học của Thanh Tịnh NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Thanh Tịnh (1911- 1988), quê Gia Lạc, ngoại ô thành phố Huế. 2. Tác phẩm: “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tóm tắt 2. Bố cục: 2 phần 3. Phân tích a. Hình ảnh gợi nhớ kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên Những chuyển biến của cảnh vật cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường đã gợi nhắc tác giả nhớ lại kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên. b. Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 12
- Trường THCS Lê Hoàn Tổ: Ngữ văn + Trên đường tới trường: Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến vì sự kiện quan trọng - Hôm nay tôi đi học. + Trên sân trường: tâm trạng hồi hộp, lúng túng, nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ. + Trong lớp học: Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, trang nghiêm bước vào giờ học đầu tiên. III. Tổng kết 1. Nội dung Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không bao giờ quên trong kí ức của mỗi người.2,1. 2Nghệ thuật Bố cục theo trình tự thời gian, dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật. Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh có hiệu quả. Giọng điệu trữ tình, trong sáng,... IV. Luyện tập: Gợi ý luyện tập Bài tập 1: Truyện “Tôi đi học” được kể bằng dòng hồi tưởng của nhân vật "Tôi" về những cảm xúc khó quên trong ngày đầu tiên đi học. Đó là buổi sáng mùa thu, trời đã se lạnh. Tôi được mẹ đưa đến trường để dự lễ khai giảng lần đầu tiên. Con đường tôi vẫn đi nhưng sao hôm nay trở nên thật khác lạ, khoảnh khắc đó khiến tôi trở nên hồi hộp hơn, nhiều suy nghĩ của một đứa trẻ xuất hiện nhưng nhanh chóng biến mất. Trong bộ đồng phục mới tôi cảm giác như mình trang trọng hơn. Đến trường thật lạ, ngôi trường to và khang trang. Tôi nép sau mẹ như sợ điều gì đó. Tiếng trống trường vang lên và ông đốc gọi tôi vào lớp. Tôi òa khóc vì phải rời tay mẹ, ông đốc an ủi, động viên. Vào lớp, tôi gặp thầy giáo trẻ chào đón, nhìn xung quanh bàn ghế, bức tranh treo trên tường cùng người bạn nhỏ, tôi cảm thấy thật gần gũi và tự tin bước vào bài học đầu tiên: "Tôi đi học". Bài tập 2: Tôi đi học không thuộc loại truyện ngắn nói về những xung đột, những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội mà là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Toàn bộ câu chuyện diễn ra xung quanh sự kiện: Hôm nay tôi đi học. Những thay đổi trong tình cảm và nhận thức của tôi đều xuất phát từ sự kiện quan trọng ấy. Tình huống truyện, vì thế, không phức tạp nhưng cảm động. Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm xen kết nhau một cách hài hòa. Tiết 3, 4: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng Nội dung cần đạt: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyên Hồng (1918 - 1982) quê Nam Định, sống ở Hải phòng. Ông là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại, là tác giả của nhiều tác phẩm lớn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. 2. Tác phẩm + “Những ngày thơ ấu” là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả, tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in năm 1940. + Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tác phẩm. II. Đọc, hiểu văn bản Thứ tự lớp 6- 7- 8- 9 NH: 2021 – 2022 13