Kế hoạch bài dạy Học kì 2 - Hóa học 9 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Học kì 2 - Hóa học 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_hoc_ki_2_hoa_hoc_9_nam_hoc_2020_2021.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Học kì 2 - Hóa học 9 - Năm học 2020-2021
- a. Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat. b. Các công đoạn chính: - Nhào đất sét, thach anh, và fenpat với nước rồi tạo hình, sấy khô. - Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp. c. Cơ sở sản xuất: Gốm sứ bát tràng, Hải dương,Đồng Nai. 2. Sản xuất xi măng: a. Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát b. Các công đoạn chính: - Nghiền nhỏ hỗn hợp thành dạng bùn. - Nung hỗn hợp trên trong lò quay ở nhiệt độ 1400 15000C thu được clanhke rắn - Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn đó là xi măng c.Cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta:Hải Dương, Thanh Hóa,Hải Phòng, Hà Nam 3. Sản xuất thuỷ tinh: a. Nguyên liệu chính: Các thạch anh (cát trắng), đá vôi, sôđa (Na2CO3) b. Các công đoạn chính: ( không dạy các phương trình). c. Các cơ sở sản xuất chính: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẳng Hoạt động 3: Luyện tập. - Cho hs nhắc lại nội dung chính của bài. Hoạt động 4: Vận dụng. - GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4 sgk, trang 95 . Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. 1. Bài vừa học: - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và nêu tóm tắt những kiến thức cần nhớ . - Làm bài tập 30.1 ; 30.2 sbt trang 34 2. Bài sắp học: Xem trước nội dung bài: Sơ lượt về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Nghiên cứu bài mới: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - HS chuẩn bị 1 bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Ngày soạn:11/01/2021 Ngày dạy:12/01/2021 Tiết: 38, 39: Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:HS biết - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối. - Chu kì gồm các nguyên tố được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Nhóm gồm các nguyên tố được xếp thành dãy theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm thì có tính chất tương tự nhau. 2. Kĩ năng: HS biết - Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể nhóm I và VII, chu kì 2,3 rút ra nhận xét về ô nguyên tố , về chu kì và nhóm. - Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình(thuộc 20 nguyên tố đầu tiên ), dự đoán vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại. 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học 5. Định hướng hình thành phẩm chất: -Chăm chỉ, trung thực trong học tập. II.PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: -PP: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm nhỏ. -KT:Động não, phòng tranh. III.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố phóng to. Chu kì 2, 3 phóng to Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố. 2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động. - Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ(?Công nghiệp silicat là gì? Kể tên 1 số ngành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính? - Bài mới * Giới thiệu bài: Ngày nay người ta đã phát hiện khoảng 110 nguyên tố hoá học. Chúng được sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào? Quy luật biến đổi tính chất của chúng ra sao? Mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo và tính chất của nguyên tố ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Tổ chức hoạt động dạy học Dự kiến đánh giá năng Ghi lực thành phần chú
- Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố - Mức 1: Biết nguyên tắc trong bảng tuần hoàn sắp xếp và cấu tạo của - GV giới thiệu khái quát bảng tuần hoàn các một số nguyên tố khi nhìn nguyên tố, từng ô nguyên tố, hàng, cột, màu sắc vào ô nguyên tố. trong bảng - Mức 2; Dựa vào bảng - Năm 1869 (Menđeleep)sắp xếp 60 nguyên tố lấy tuần hoàn xác định được cơ sở là nguyên tử khối sự biến đổi tính chất của - Ngày nay đã có 110 nguyên tố một số nguyên tố. ?Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng - Mức 3; So sánh được tuần hoàn như thế nào? một vài nguyên tố lân cận - GV bổ sung và kết luận trong bảng tuần hoàn. Kết luận: Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn - GV dùng hình 3.22 giới thiệu rõ từng kí hiệu quy ước . - GV lấy 1 ví dụ ô trong bảng tuần hoàn yêu cầu HS ghi rõ các ý nghĩa từng kí hiệu trong ô - GV bổ sung và kết luận - GV dùng bảng TH.. hướng dẫn HS quan sát và đọc các ví dụ 1,2,3 rồi nhận xét - GV bổ sung và kết luận - GV ghi 1 nhóm nguyên tố vào bảng phụ và yêu cầu HS cho biết số hiệu nguyên tử , tên, KHHH, số elêctron ngoài cùng - GV bổ sung và kết luận - GV hỏi nhóm gồm những nguyên tố như thế nào ? - GV bổ sung và kết luận Kết luận: Cấu tạo bảng tuần hoàn 1.Ô nguyên tố: Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó - Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử , số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn 2.Chu kì: - Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. -Gồm 7 chu kì, chu kì 1,2,3 được gọi là chu kì nhỏ, chu kì 4,5,6,7 được gọi là chu kì lớn 3.Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - GV: cho HS quan sát chu kì 2 và 3; ?Hãy so sánh tính kim loại của Na, Mg và Al?
- - HS: dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại để trả lời: Na mạnh hơn Mg, Mg mạnh hơn Al Chứng minh: Na phản ứng mãnh liệt với H2O ngay ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H2, Mg và Al không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường ?Trong 2 nguyên tố Si và Cl, nguyên tố nào có tính phi kim mạnh hơn? Vì sao? - HS: Cl vì Cl phản ứng được với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua, phản ứng dễ dàng với H2 tạo thành khí hiđroclorua, còn Si thì không có các phản ứng trên ?Trong các nguyên tố có tính phi kim ở chu kì 2 và chu kì 3 thì những nguyên tố nào có tính phi kim mạnh hơn, những nguyên tố nào có tính phi kim yếu hơn? - HS: F, Cl, O là những nguyên tố có tính phi kim mạnh hơn, S, P, C, N, Si, B là những nguyên tố có tính phi kim yếu hơn ?Hãy cho biết phi kim nào là phi kim mạnh nhất? - HS: Flo, vì thế F là nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất ?Hãy cho biết tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi như thế nào khi đi từ đầu đến cuối chu kì? -GV giới thiệu: đầu mỗi chu kì là 1 kim loại mạnh(kim loại kiềm), cuối mỗi chu kì là 1 phi kim mạnh(halogen), kết thúc mỗi chu kì là 1 khí hiếm. Sự biến đổi này có tính chất tuần hoàn đối với tất cả các chu kì. ?Em hãy rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kì? - HS: tự rút ra kết luận. -GV bổ sung và chốt kiến thức * Bài tập: Hãy sắp xếp các nguyên tố theo trình tự: a. Tính kim loại giảm dần: Ca, K, Fe b. Tính phi kim tăng dần: O, C, F - HS: làm bài tập. - GV: chữa bài tập, chốt đáp án đúng a. K, Ca, Fe b. C, O, F -HS: quan sát nhóm I và trả lời câu hỏi ?Nêu tính chất cơ bản của các nguyên tố trong nhóm I? - HS: đều là những kim loại mạnh vì đều đứng đầu các chu kì ?So sánh tính kim loại của Na và K?
- - HS: K mạnh hơn vì K đứng trước Na trong dãy hoạt động hóa học, phản ứng rất mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường - Cho HS quan sát nhóm VII: ?Các nguyên tố trong nhóm VII có tính chất cơ bản là gì? Vì sao em biết? ?Hãy so sánh tính phi kim của brom, iot, clo với flo? ?Em có nhận xét gì vè sự biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong nhóm I và nhóm VII? -HS: Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần từ Li đến Fr, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần từ F đến iot, At không có trong tự nhiên nên ta ít nghiên cứu ?Em hãy rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 nhóm? * Bài tập: Hãy sắp xếp các nguyên tố theo trình tự: a. Tính kim loại tăng dần: Mg, Ba, Ca b. Tính phi kim giảm dần: Se, O, S - HS: làm bài tập. - GV: chữa bài tập, chốt đáp án đúng a. Mg, Ca, Ba b. O, S, Se Kết luận: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1. Trong một chu kì: Trong 1chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. đầu chu kì là 1 kim loại kiềm, cuối chu kì là 1 (halogen), kết thúc chu kì là 1 khí hiếm 2. Trong một nhóm: Trong 1 nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim các nguyên tố giảm dần Hoạt động 4: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - GV: Cho HS làm các VD sau: * Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận. - Phát phiếu học tập cho HS điền, yeu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành trong vòng 2’ Nội dung phiếu: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử 17, nên điện tích hạt nhân của nguyên tử A là .., có electron nguyên tố A ở cuối chu kì 3 và gần dầu nhóm VII nên A là hoạt động
- mạnh. Tính phi kim của A mạnh hơn nguyên tố đứng trước là .., yếu hơn nguyên tố đứng trên là . , mạnh hơn nguyên tố đứng dưới là .. - GV cho các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét. - GV bổ sung và kết luận ?Từ ví dụ trên, em rút ra kết luận gì? * Ví dụ 2: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: ?Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+ cho ta biết điều gì? ?Hãy xác định vị trí của X và cho biết tính chất cơ bản của nó? ?Qua ví dụ trên em rút ra kết luận gì? - GV yêu cầu HS kết luận - GV bổ sung và chốt kiến thức. Kết luận: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó Hoạt động 3: Luyện tập. - GV tổng kết những nội dung chính cần nắm : Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố . Cấu tạo bảng tuần hoàn: Ô, chu kì, nhóm. Sự biến đổi tính chất nguyên tố trong chu kì, nhóm; ý nghĩa của bảng tuần hoàn. Hoạt động 4: Vận dụng. Bài tập 1: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính phi kim tăng dần? a. F, As, P, N, O b. As, P, N, O, F c. As, O, P, N, F d. N, O, As, P, F Đáp án: b Bài tập 2: Nguyên tố nào dưới đây có tính kim loại mạnh nhất? a. Fr b. Na c. K d. Li Đáp án: a * Hướng dẫn HS làm bài tập 7 SGK a. - Gọi công thức hóa học của A là SxOy 16x 50 x 1 - Vì A chứa 50% O nên: 32y 50 2y y = 2x (1) 0,35 22,4 - Mặt khác, A có số mol là: nA = = 0,015625 (mol) 1 M A 0,015625 = 64 hay 32x +16y = 64 (2) Từ (1) và(2) có x = 1; y =2. Vậy công thức của A là SO2 b. – Ta có: nSO 2 = 0,2 (mol); nNaOH = 0,3 . 1,2 = 0,36 (mol)
- n 0,36 NaOH 0.18 nSO 0,2 2 Vậy sản phẩm gồm hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và NaHSO3 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O (1) x 2x x (mol) SO2 + NaOH NaHSO3 (2) y y y (mol) - Ta có hệ x + y = 0,2 2x + y = 0,36 x = 0,16 ; y = 0,04 CM Na2SO3 = 0,53 M ; CM NaHSO3 = 0,13 M Hoạt động 5; Tìm tòi, mở rộng: 1. Bài vừa học - Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố: + Trong 1 chu kỳ: + Trong 1 nhóm: - Nêu ý nghĩa bảng HTTH? - Làm bài tập 6 sgk/101 2. Bài sắp học: Xem trước nội dung bài: Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học + Ôn tập các kiến thức cần nhớ + Tìm hiểu mối quan hệ các chất trong sơ đồ sgk/102,103 ______________________________________________________________________________ Ngày soạn: 18/01/2021 Ngày dạy: 29/01/2021 Tiết: 40 Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III PHI KIM –SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức trong chương như: tính chất của phi kim, tính chất của clo,C, Si, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat . - Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2.Kĩ năng: HS biết - Chọn chất thích hợp, lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất, viết PTHH cụ thể. - Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và cụ thể hoá thành dãy chuyển đổi cụ thể và ngược lại. Viết PTHH biểu diễn sự chuyển đổi đó. - Biết vận dụng bảng tuần hoàn. - Bài toán xác định nguyên tố hoặc công thức hợp chất, toán dung dịch 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học
- - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 5. Định hướng hình thành phẩm chất: - Chăm chỉ, yêu nước, có trách nhiệm. II.PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC; - PP: Đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ. - KT: Động não. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ. 2. Học sinh: Ôn tập lại hệ thống kiến thức. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động. - Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ ?Nêu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? - Bài mới - Giới thiệu bài: chúng ta đã học chương III về phi kim và sơ lược về hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Chúng ta sẽ hệ thống lại những kiến thức quan trọng trong chương và vận dụng chúng. Hoạt động 2; Hình thành kiến thức mới. Tổ chức hoạt động dạy học Dự kiến đánh giá Ghi năng lực thành phần chú Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ về phi kim - Mức 1: Xem lại bài - GV sử dụng bảng tuần hoàn khái quát vị trí, số lượng các cũ Nhắc được các kiến nguyên tố phi kim trong bảng thức đã học. -GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ 1 sgk trang 102 và nêu - Mức 2: Viết được các tính chất hoá học của phi kim phương trình thể hiện - GV bổ sung và kết luận mối quan hệ giữa các - GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ 2 sgk trang 102 và nêu chất. tính chất hoá học của clo - Mức 3: Vận dụng các - HS: nêu tính chất hoá học của clo kiến thức đã học làm (Cl2+ H2O, Cl2 + H2, Cl2 + KL, Cl2 + dd NaOH) các bài tập có liên - GV bổ sung và kết luận quan. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 3 sgk trang103 và nêu tính chất của C và hợp chất của C - GV bổ sung và kết luận Chú ý :có thể nội dung bài ghi GV chuẩn bị ở bảng phụ và được trình bày sau khi HS đã trả lời nội dung của từng sơ đồ - Gv yêu cầu HS dùng bảng tuần hoàn để nêu cấu tạo bảng tuần hoàn - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu HS nêu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1chu kì và trong 1 nhóm - GV bổ sung và kết luận
- - GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn - GV bổ sung và kết luận Kết luận: I. Các kiến thức cần nhớ về phi kim 1. Tính chất hoá học của phi kim: PK tác dụng với kim loại, H2 và O2 2. Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể: a.Tính chất hoá học của clo Clo tác dụng với H2, kim loại, dd NaOH và nước b. Tính chất hoá học của các bon và hợp chất của cácbon: - C tác dụng với oxi - C tác dụng với CO2 - CO2 tác dụng với C - CO2 tác dụng với CaO - CO tác dụng với O2 - CO2 tác dụng với NaOH - CaCO3 bị nhiệt phân - Na2CO3 tác dụng với HCl 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học a. Cấu tạo bảng tuần hoàn : - Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. B .Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn c. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn (xem sgk trang 99,100) Hoạt động2: Bài tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện BT số1 sgk trang 103 - HS: Các nhóm HS làm theo yêu cầu của GV - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu các nhóm HS dựa vào sơ đồ 2 để hoàn thành BT2 (phương pháp như bài tập1) - BT4:GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài và thảo luận để tìm ra kết quả - GV hướng dẫn HS từ số hiệu nguyên tử tìm số điện tích hạt nhân và số e . Dựa vào bảng tuần hoàn để tìm vị trí tính chất đặc trưng - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài . - GV hướng dẫn HS viết các PTHH, tìm khí X, các chất có trong dd A và các công thức cần sử dụng trong bài toán này - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày - GV bổ sung và kết luận Kết luận: Bài tập * Bài tập 1(SGK/103)
- 1. S + H2 H2S 2 .S + Fe FeS 3. S + O2 SO2 * Bài tập 2 1. Cl2 + H2 2HCl 2. Cl2 + Na 2NaCl 3 .Cl2 + NaOH NaCl+NaClO+ H2O 4. Cl2 + H2O HCl+ HClO * Bài tập 4(SGK/103) Nguyên tố A có - Số hiệu nguyên tử 11 nên điện tích hạt nhân của nguyên tử A bằng 17, có 17 electron. - Nguyên tố A ở đầu chu kì 3 nên A là kim loại hoạt động mạnh. - Tính kim loại của A(Na) yếu hơn nguyên tố đứng dưới số hiệu nguyên tử 19 là K và mạnh hơn nguyên tố đứng trên có số hiệu nguyên tử 3 là Li và mạnh hơn nguyên tố đứng bên có số hiệu nguyên tử 12 là Mg BT6: nMnO 2 = 69,6: 87= 0,8 mol 500ml= 0,5l - Số mol của NaOH= 0,5 x 4= 2 mol MnO2+4 HCl MnCl2+ Cl2+2H2O(1) 0,8mol 0,8mol Cl2+2NaOH NaCl +NaClO+H2O(2) 1mol 2mol 1mol 1mol 0,8mol 1,6mol 0,8mol 0,8mol NaOH dư 0,4mol CM NaCl = 0,8 : 0,5= 1,6M CM(NaClO) =0,8 : 0,5 = 1,6M CM(NaOH) = 0,4: 0,5 = 0,8M Hoạt động 3; Luyện tập. - GV cho HS nhắc lại các nội dung trọng tâm trong bài. Hoạt động 4, 5. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng. 1. Bài vừa học: Về nhà làm các BT 3,4,5. ôn tập lại các kiến thức đã học. 2. Bài sắp học: Xem trước nội dung bài thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng + Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất các thí nghiệm. + Cách tiến hành các thí nghiệm + Vận dụng các kiến thức đã học giải thích hiện tượng thí nghiêm và viết PTHH
- Ngày soạn: 24/01/2021 Ngày dạy: 25/01/2021 Tiết 41 Bài 33: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I.MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: Biết được: Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm. - Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao. - Nhiệt phân muối NaHCO3 - Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể 2/Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các pthh. - Viết tường trình thí nghiệm. 3/Thái độ: Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, thực hành hóa học 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; - Năng lực thực hành hóa - Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống. 5. Định hướng hình thành phẩm chất; -Tự học, trung thực, có trách nhiệm với bản thân. II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: - PP: Thực hành trong môn KHTN. Trực quan. - KT: Phòng tranh, Sơ đồ tư duy. III.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá TN, muỗng lấy hoá chất rắn, giá sắt TN, chổi rửa, ống nghiệm có lắp ống dẫn khí, ống hút nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm. - Hóa chất: hỗn hợp CuO và C (một lượng bằng hạt ngô), NaCl 1/4 thìa nhỏ, dd nước vôi trong, NaHCO3, CaCO3 2.Học sinh; - HS ôn tập tính chất hóa học của phi kim, của C, của CO2, của muối cacbonat -.Chuẩn bị phiếu học tập: - Phiếu số 1: viết PTHH biểu diễn tính chất hóa học của C và một số hợp chất của chúng theo sơ đồ C CO2 NaHCO3 CO2 Na2CO3 CO2 - Phiếu số 2: có 4 lọ không nhãn đựng riêng biệt 4 hóa chất sau NaCl, NaOH, NaHCO3, Na2CO3. Hãy lập sơ đồ nhận biết làm TN nhận biết mỗi chất trong các lọ trên IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1; Khởi động. - Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ