Đề thi HSG cấp tỉnh Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2009-2010 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG cấp tỉnh Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2009-2010 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hsg_cap_tinh_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2009_2010_co_dap.doc
Nội dung tài liệu: Đề thi HSG cấp tỉnh Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2009-2010 (Có đáp án)
- Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa -Bài thơ sáng lên lấp lánh mãi trong tâm trí người đọc bỡi hình ảnh lạc quan cuối tác phẩm: Em vẫy cười đôi mắt trong. Dường như ý nghĩa câu thơ không chỉ như vậy. Nụ cười ấy, đôi mắt ấy ta đã gặp rồi đâu đó trong suốt chiều dài của thơ văn, lịch sử dân tộc. Ánh mắt và nụ cười ấy thể hiện một tư thế sẵn sàng chấp nhận thử thách, sẵn sàng quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Bài thơ đã động đến được trái tim mỗi một con người người Việt Nam mang trong mình dòng máu anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong trong lao động xây dựng đất nước. Và có lẽ, vì vậy, bài thơ sống mãi. B/ Biểu điểm -Điểm 7, 8 Thể hiện được đầy đủ các nội dung của mục I và II phần A. Hiểu sâu sắc và nghị luận tốt về các chi tiết thơ để tạo sức thuyết phục cho lí lẽ. Diễn đạt tốt. viết có cảm xúc. -Điểm 5,6 Thể hiện được các nội dung của mục I và II phần A. Ở mục II, khẳng định sức sống của tác phẩm. Có thể nêu quan điểm riêng của mình về chỗ chưa đúng của nhận định ở bài thơ này (nếu có). song phần nghị luận về tác phẩm để minh họa chưa đầy đủ, chưa sâu sắc nên sức thuyết phục chưa cao. Diễn đạt tốt. -Điểm 3,4 Thể hiện được các nội dung của mục I phần A. Mục II phần A còn sơ sài. Khẳng định tác phẩm có sức sống, song phần nghị luận về các chi tiết thơ còn sơ sài. Nhiều chi tiết thơ chưa hiểu và cảm nhận được. Kỹ năng nghị luận còn hạn chế. Diễn đạt còn mắc lỗi. -Điểm 1,2 Hiểu được yêu cầu của câu hỏi song chưa thể hiện được rõ ràng suy nghĩ của mình. Lý lẽ chưa có sức thuyết phục. Chưa nghị luận được bài thơ. Diễn đạt còn yếu. -Điểm 0 Không viết được gì hoặc viết một đoạn nhưng không liên quan đến vấn đề. CÂU 2: A/ Yêu cầu cần đạt I/ Hiểu được ý nghĩa của nhận định: 1/ Nhân đạo là thông cảm với cảnh nghèo khổ, đói khát của con người. Nhưng không chỉ có như vậy. 2/ Nhân đạo còn là sự thông cảm với kiếp “sống mòn” của những “đời thừa”: cuộc sống vô vị, đơn điệu, quẩn quanh, tàn lụi, không ý nghĩa ở hiện tại và bế tắt ở tương lai. Nhân đạo còn là cái nhìn trân trọng của nhà văn với sự khát khao khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân, khao khát sống sâu sắc, đầy đủ cuộc sống của bản thân mình. Đi sâu vào các chi tiết của tác phẩm để minh họa tạo sức thuyết phục (chủ yếu ở 2 tác phẩm đã nêu). II/ Phát biểu suy nghĩ về nhận định trên qua 2 tác phẩm: Đời thừa của Nam Cao và Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- 1/ Các nhân vật trong 2 tác phẩm này đều không phải là những người nghèo khổ, đói khát như nhiều nhân vật thường thấy trong văn học hiện thực chủ nghĩa giai đoạn đầu những năm 1930. Đó là văn sĩ Hộ ăn lương của tòa soạn, đó là hai chị em Liên và An trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ giúp mẹ ở một phố huyện nghèo. 2/ Đó là những con người: -Giàu tình thương, khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa, thực hiện được hoài bão tốt đẹp của cuộc đời nhưng luôn bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất không thể ngóc đầu lên nổi. Cuối cùng rơi vào bi kịch không lối thoát (Hộ trong Đời thừa của Nam cao). -Đó là số phận những con người phố huyện buồn chán quá: quẩn quanh, đơn điệu, nhàm chán, tàn lụi, tối tăm và nhất là vô nghĩa. Những kiếp sống nhỏ nhoi không biết sống để làm gì, không chút hy vọng, không một niềm vui, không có gì để chờ đợi Cũng như chị em Liên và An – những kiếp người vô danh, vô nghĩa, không bao giờ được biết đến ánh sáng, hạnh phúc, đến trong ước mơ cũng không dám ước mơ gì hơn một chuyến tàu đêm vụt đi qua một phố huyện tiêu điều, buồn tẻ, xơ xác, của cuộc đời mình. 3/ Phải có sự thức tỉnh sâu sắc của ý thức các nhân, khao khát khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi các nhân, khao khát sống sâu sắc, sống đầy đủ cuộc sống của bản thân mình mới thấy cái buồn chán, tội nghiệp của những kiếp sống lờ mờ nhân ảnh , những kiếp sống vô danh, vô nghĩa, sống mà như chưa hề được sống. Đây là chủ đề nhức nhối của tác phẩm hiện thực đương thời. Thể hiện được những điều như vậy, văn học hiện thực đã làm sâu sắc thêm giá trị nhân đạo vốn có của mình. B/ Biểu điểm -Điểm 11, 12 Thể hiện được đầy đủ các nội dung của mục I và II phần A. Hiểu và nghị luận về tác phẩm đúng hướng, có sức thuyết phục Diễn đạt tốt. viết có cảm xúc. -Điểm 9,10 Thể hiện được các nội dung cơ bản của mục I và II phần A. Hiểu và nghị luận được tác phẩm (thể hiện được nội dung 1,2 mục II phần A). Diễn đạt tốt. -Điểm 7,8 Thể hiện được nội dung của mục I phần A. Nghị luận chưa sâu sắc hoặc chưa thật đúng hướng về tác phẩm, nói lan man về tác phẩm. Diễn đạt được. -Điểm 5,6 Hiểu đề. Có hướng nghị luận về tác phẩm để làm rõ nhận định. Tuy nhiên bài viết còn dàn trải, chung chung về tác phẩm. Ý không sâu sắc. Diễn đạt còn mắc lỗi. -Điểm 3,4 Chưa thật hiểu đề. Nghị luận chung chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Diễn đạt còn yếu. -Điểm 1,2 Viết chung chung về giái trị nhân đạo của tác phẩm. Điễn đạt yếu. -------Hết-----