Báo cáo SKKN Chuyên đề Chính tả - Võ Văn Ngọc

doc 4 trang anhmy 17/07/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Chuyên đề Chính tả - Võ Văn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_skkn_chuyen_de_chinh_ta_vo_van_ngoc.doc

Nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Chuyên đề Chính tả - Võ Văn Ngọc

  1. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung ương Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 6.Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật dùng làm tên riêng của nhân vật : Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng. VD: ( chú) Chuột., (bác) Gấu (ông) Mặt Trời, (chị ) Mây Trắng. II. Cách viết hoa tên riêng nước ngoài 1. Tên người, tên địa lí: 1.1. Trường hợp phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam. VD: Mao Trạch Đông, Đức, Nhật, Bồ Đào Nha, 1.2 Trường hợp phiên âm không qua âm Hán Việt (Phiên âm trực tiếp, sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. VD: Phơ-ri-đơ-rich Ăng-ghen, Vơ-la -đi-mia I -lich Lê nin, Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, 2. Tên cơ quan, tổ cức, đoàn thể nước ngoài: 2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức đoàn thể Việt Nam. VD:Truờng Đại họcTổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô- xốp; Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh. 2.2 Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tuy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt. VD: WB( Ngân hàng Thế giới), WB ( World Bank). C. Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt: Quy tắc 1. Với những âm tiết chỉ có một con chữ nguyên âm, thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm đó. Ví dụ: á à, ì ạch, ọ ẹ, ủ rũ, ọp ẹp, ục ịch, hà, lán, giá, giục, quả, quỹ, quỵt... (trường hợp gi và qu có “i” và “u” không tính là một con chữ nguyên âm) Quy tắc 2. Với những âm tiết, mà trong âm tiết đó chỉ cần có một con chữ nguyên âm mang dấu phụ (Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư) và không kể kết thúc bằng con chữ gì, thì dấu Võ Văn Ngọc – Trường Tiểu học An Hải
  2. thanh bao giờ cũng đặt ở con chữ đó (riêng ƯƠ, dấu đặt ở Ơ). Ví dụ: ế ẩm, ồ ề, ở rể, ứ ừ, chiền chiện, cuội, cừu, duệ, duềnh, giội, giường, ngoằng, quyệt, ruỗng, rượu, siết, suyển, tuẫn tiết, tiến triển... Quy tắc 3. Với những âm tiết có hai con chữ nguyên âm và kết thúc bằng một con chữ phụ âm hoặc tổ hợp con chữ phụ âm, thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm chót. Ví dụ: choàng, hoạch, loét, quẹt, suýt, thoát, xoèn xoẹt... Quy tắc 4. Với những âm tiết kết thúc bằng oa, oe, uy, thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm chót. Ví dụ: hoạ, hoè, huỷ, loà xoà, loé, suý, thuỷ... Quy tắc 5. Với những âm tiết kết thúc bằng hai hay ba con chữ nguyên âm khác với oa, oe, uy, thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm áp chót. Ví dụ: bài, bảy, chĩa, chịu, của, đào hào, giúi, hoại, mía, ngoáy, ngoáo, quạu, quẹo, ngoẻo, chịu, chĩa... D. Các trường hợp khác cần lưu ý thêm. - Con chữ ghi âm “e” kết hợp với con chữ “c” duy nhất chỉ có một trường hợp “ec- éc” trong từ “en éc” (Lợn kêu en éc). Sách Tiếng Việt lớp 1 hiện nay không giới thiệu trường hợp này. - Các con chữ “ngh”, “k” và “kh” chỉ được phép kết hợp với “e”, “ê” và “i” để tạo thành “tiếng”. Ví dụ: nghe, kê, khế, Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề chính tả của Trường Tiểu học An Hải trong năm học 2011-2012, xin đồng nghiệp và các bạn quan tâm ủng hộ, góp ý kiến và tiếp thu để thực hiện. Xin chân thành cảm ơn! Người viết báo cáo P. HIỆU TRƯỞNG Võ Văn Ngọc Võ Văn Ngọc – Trường Tiểu học An Hải